[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh giả dại (Aujeszky’s, Pseudorabies – PR) là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi rút ở lợn. Đặc biệt, lợn con dưới 3 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao với triệu chứng thần kinh điển hình như đi loạng choạng, vòng quanh, ngứa, bỏ ăn, ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy và những cơn co giật sau đó chết hết lợn trong ổ. Lợn lớn sốt, kém ăn, sổ mũi, ho, viêm phổi, đôi khi co giật. Nái chửa sẩy thai, thai chết lưu, con chết non sau khi sinh ra.
Theo thống kê ở một số nước, bệnh giả dại (PR) gây tổn thất nặng nề cho chăn nuôi lợn chỉ sau bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Trâu, bò, dê, cừu, chó, mèo… cũng mắc PR, nhưng triệu chứng không nặng, không điển hình. Người và các loại linh trưởng không mắc bệnh này.
Bệnh phổ biến khắp thế giới trừ Canada, Úc, Hoa Kỳ. Việt Nam lần đầu ghi nhận PR vào năm 1985 ở miền Bắc và năm 1994 ở miền Nam. Do du nhập, đàn lợn ở nước ta hiện nay có tỷ lệ dương tính với PRv khá cao.
Tên khác: False rabies, Rabies-like; Mad itch (bò)
Nguyên nhân
Bệnh do Suis herpesvirus 1 (SHV-1), họ herpesviridae, là ADN vi rút (PRv), α-herpesvirus hướng thần kinh (neurotrophic), cùng nhóm herpesvirus (không phải vi rút dại (Rv!) .
Các chủng PRv có độc lực và khả năng gây bệnh khác nhau. Vi rút chứa nhiều trong nước bọt, dịch mũi, dịch bào thai của lợn bệnh.
PRv tồn tại thể ẩn ở não lợn ốm khỏi, mang trùng thời gian dài và dễ tái phát, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn lợn giống.
Vi rút PR chỉ có một loại kháng nguyên.
Ở ngoài vật chủ, vi rút khá bền vững, sống ≤3 tuần; trong không khí, vi rút tồn tại đến 7 giờ, phát tán tới 2 km; trong nước ₋ 7 giờ; đất, phân, cỏ tươi ₋ 2 ngày; thức ăn ₋ 3 ngày; lót chuồng ₋ 4 ngày. Vi rút mẫn cảm với nhiệt độ, ánh sáng và các chất sát trùng thông thường như I2, Cl2, O2, BKC, NaOH, formaldehyde, Ca(OH)2, vôi bột…
Dịch tễ và lây truyền bệnh
- Lợn là vật chủ chính mắc bệnh và lây lan, kể cả lợn hoang.
- PRv xâm nhiễm và khu trú ở hạch amidan, đường hô hấp trên rồi theo dây thần kinh lên não bộ. Lợn bệnh thải vi rút qua nước dãi, dịch mũi, dịch bào thai. Lợn khỏi bệnh vẫn thải vi rút sau 2-3 tuần.
- PRv lây lan mạnh trong không khí, môi trường, xâm nhập đường tiếp xúc mũi-mũi, không khí, thức ăn, nước uống. Nhiễm bệnh do tiếp xúc từ lợn mang trùng qua thức ăn, nước uống, không khí… Gió có thể phân tán vi rút từ 2-17 km trong không khí và tới 70 km qua nguồn nước.
- Người, chim trời, xe cộ, vật dụng, lợn hoang, trâu, bò, chó, mèo, thỏ… đều là nguồn phát tán, truyền lây bệnh.
- Vi rút phát tán và bùng phát dịch khi miễn dịch cơ thể giảm và gặp điều kiện bất lợi, stress…
Cơ chế sinh bệnh
- Phụ thuộc ở độc lực của chủng vi rút, tuổi lợn, trạng thái miễn dịch và tác động bên ngoài.
- PRv xâm nhập qua miệng, mũi rồi vào hạch amidan và nhân lên tại đây. Từ đó vi rút nhiễm máu rồi phân tán tới não, hệ hô hấp, phế nang và nhiều cơ quan khác (gan, thận, lách, bào thai…). Từ não bộ, vi rút xuống não tủy và khu trú ở các huyệt hạch.
- PRv gây viêm hoại tử niêm mạc hô hấp, qua nhau thai tấn công bào thai, gây bong tróc nhau, làm thai chết lưu, sẩy thai và viêm âm đạo, tử cung. Dịch cấp tính bùng phát khi các vi rút cường độc lây nhiễm vào đàn lợn chưa được tiêm phòng. Vi rút đi qua nhau thai lây bệnh cho bào thai và lợn con sau sinh.
Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ 01-8 ngày tùy lứa tuổi lợn và độc lực vi rút.
- Lợn mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm. Bệnh nặng và điển hình chủ yếu ở lợn con dưới 7 ngày tuổi với triệu chứng lúc đầu là nôn mửa, ỉa chảy rồi co giật, run rẩy, loạng choạng, gãi ngứa, đi vòng quanh, yếu/lết hai chân sau, tư thế chó ngồi, khó thở, sốt 41,5oC, hôn mê và chết trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ mắc bệnh và chết tới 100% ở lợn con theo mẹ. Nái chửa sẩy thai, thai chết lưu hoặc lợn con chết yểu ngay sau sinh. Lợn đàn lớn ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Bệnh gây rối loạn sinh sản ở nái sinh sản và giảm chất lượng tinh dịch ở đực giống.
- Trâu, bò, dê, cừu, chó biểu hiện ngứa dữ dội, trầy xước, sưng tấy da, lồng lộn, hung dữ bất thường, run rẩy, thở gấp, chảy dãi…
Triệu chứng thần kinh điển hình ở lợn con.
Biến đổi bệnh lý
- Mổ khám thấy viêm hoại tử hạch amidan và phù nề vách mũi. Lợn chết cấp tính não bộ sung huyết, viêm não, màng não và có nhiều dịch thẩm xuất. Xuất huyết, phù nề khí quản, phế quản, phế nang.
- Thận xuất huyết lấm chấm ở gan, lách; phổi viêm thoái hóa, hoại tử từng đám màu xám.
- Viêm niêm mạc dạ con, phù thũng, dầy lên, viêm hoại tử nhau thai.
Chẩn đoán
- Dựa vào lịch sử dịch tễ, giám sát thú y và triệu chứng lâm sàng, bệnh lý đại thể.
- Cần phân biệt với bệnh do E. coli, Streptococcus suis, Parvovirus, TGE, PED ở lợn con theo mẹ; nhiễm độc, leptospirosis hay cúm lợn lớn.
- Bệnh phẩm xét nghiệm lấy từ não, hạch amidan hay gan, thận, lách, phổi, thai chết.
- Phân lập vi rút. Test kháng thể huỳnh quang (FA).
- Xét nghiệm huyết học bằng phản ứng trung hòa (SN) hay phản ứng ngưng kết (LA), ELISA…
- Tiêm dưới da cho thỏ dịch nghiền bệnh phẩm, nếu xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình như bệnh giả dại ở lợn con thì có thể khẳng định.
Kiểm soát và phòng bệnh
- Không có liệu pháp đặc hiệu.
- Có cả vắc xin sống và vắc xin chết. Dùng vắc xin sống nhược độc để tạo miễn dịch chủ động cho lợn nái là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho lợn con, lợn đàn và giảm mang trùng bài thải vi rút.
- Ở các trại giống, khuyến cáo dùng vắc xin vô hoạt cho tất cả lợn nái và đực giống trong đàn, cứ 4 tháng miễn dịch lại một lần.
Lợn nái: Tiêm 2 mũi, mũi đầu 2-3 tuần trước phối giống và mũi hai trước đẻ 3-5 tuần.
Lợn đực giống: Mỗi 4 tháng nhắc lại một mũi.
Lợn đàn:
- Từ nái chưa được tiêm vắc xin: Liều đầu lúc 3-4 tuần tuổi.
- Từ nái đã được tiêm vắc xin PR: Dùng 01 liều khi lợn 10 tuần tuổi.
- Ở vùng/trại có nguy cơ dịch, cần tiêm thêm mũi 2 sau 3-4 tuần.
- Khi nổ dịch, cần tiêm ngay vắc xin sống nhược độc vào ổ dịch cho toàn đàn lợn.
- Chỉ nhập lợn từ trại an toàn, sạch bệnh, âm tính với PRv, nhất là các đàn giống.
- Đảm bảo an toàn sinh học, “Cùng vào – Cùng ra”, cách ly tốt, định kỳ tiêu độc khử trùng
- Không để lợn hoang tiếp cận trại.
- Khi trại có dịch, cách ly lợn bệnh, nghiêm cấm vận chuyển ra, vào và áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng tích cực.
Phòng bệnh
- Có thông tin dùng kháng huyết thanh để chữa bệnh giả dại cho lợn con theo mẹ.
- Kiểm soát bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin toàn đàn ở các nơi có dịch tễ bệnh và cần tiêm nhắc lại để tiến tới loại bỏ bệnh.
- Tiêm vắc xin vô hoạt cho lợn nái để phòng chống sẩy thai và phòng bệnh cho lợn con sau sinh. Kháng thể từ nái mẹ có thể phòng bệnh hiệu quả cho lợn con qua sữa đầu.
- Tiêm 3 lần vắc xin có thể phòng được bệnh cho lợn đàn và không bài thải vi rút.
- Kiểm tra kháng thể trong máu để xác định thời điểm tiêm vắc xin khi kháng thể giảm hết.
Thuốc tiêu độc khử trùng đa dụng
Vắc xin
Công ty HANVET đã nghiên cứu và phát triển thành công vắc xin giả dại sống, nhược độc đông khô, chủng vi rút Bartha K61 dùng cho lợn. Vắc xin đã kiểm nghiệm, khảo nghiệm thực địa, được đánh giá chất lượng tốt tương đương vắc xin nhập ngoại và được cấp phép đăng ký sản xuất, lưu hành với SĐK: TW-X2-307.
Một số vắc xin phòng bệnh giả dại đã được cấp phép nhập khẩu và lưu hành tại nước ta như: Suvaxyn Aujeszky NIA3-783, Dodge Animal Health, USA; PR-Vac plus, PR-Vac MLV, PR-Vac Killed. Pfizer, USA; Nobilis Aujeszky: Intervet, Hà Lan. Vắc xin chết; Akipor 6.3: Rhone Poulenc, Pháp. Chủng gE-Bartha; Auskipra-GN. Hippra. Vắc xin sống, nhược độc, chủng Bartha K.61 (gE), Spain; Syvayesky Inactivada: Syva Lab. Vắc xin vô hoạt, chủng Bartha. Spain.
TS. Nguyễn Đức Lưu
Công ty HANVET
Tài liệu tham khảo
- Wiley Blackwell. Diseases of swine. Vol.11 (2019), pp. 551-561.
- Beran GW. 1991. Transmission of Aujeszky’s disease virus. In Proceedings of the 1st International Symposium on the Eradication of Pseudorabies (Aujeszky’s) Virus. St. Paul, MN, USA, pp. 93–111.
- Blaha T. 1989. Aujeszky’s disease (pseudorabies). In Blaha T, ed. Applied Veterinary Epidemiology. Amsterdam: Elsevier, pp. 83–87.
- Pensaert MB, Kluge JP. 1989. Pseudorabies virus (Aujeszky’s disease). In Pensaert MB, ed. Virus Infections of Porcines. New York: Elsevier, pp. 39–64.
- Vannier P. 1988. The control programme of Aujeszky’s disease in France: Main results and difficulties. In van Oirschot JT, ed. Vaccination and Control of Aujeszky’s Disease. Boston, MA: Kluwer Academic Publishers, pp. 215–226.
- bệnh giả dại li>
- công ty hanvet li>
- Bệnh giả dại ở lợn li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất