Mô tả
Dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Acute Diarhoea Epidemic) do virut, có thể là: (i). Bệnh tiêu chảy (PED – Porcine Epidemic Diarrhoea); (ii). Viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm (TGE – Transmisible Gastroenteritis in Swine) hay (iii). Bệnh do Rotavirut… chủ yếu do virut gây tiêu chảy ở lợn con sơ sinh theo mẹ.
Hai bệnh PED và TGE rất giống nhau, đều do Coronavirus gây ra, lây lan nhanh thành dịch, điển hình ở lợn con dưới 10 ngày tuổi với tiêu chảy cấp nặng, tỷ lệ nhiễm và chết cao. Nhưng khác nhau ở căn nguyên gây bệnh và không có miễn dịch chéo.
Khác với tiêu chảy do vi khuẩn (E.coli, Clostridium, Salmonella, Coccidia) thường nổ ra lẻ tẻ (ko cả đàn), bệnh tiến triển chậm, có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh… Nhưng, tiêu chảy do virut (PED, TGE hay Rotavirut) thường nổ ra thành dịch, xuất hiện nhanh (2-3 ngày), cả ổ lợn con bị, kéo dài 1-2 tuần, không chữa được bằng kháng sinh, tỷ lệ bệnh và chết cao (có khi 50-100%) ở lợn con sơ sinh dưới 10 ngày tuổi, với những triệu chứng điển hình: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội (toàn nước), nước-phân vàng nhạt, mùi hôi kèm các cục sữa không tiêu. Lợn con chết do mất nước, rối loạn chất điện giải, thiếu năng lượng, mất nhiệt.
Nguyên nhân
PED do Coronavirus, một RNA virut có vỏ bọc, họ Coronaviridae. Virut bất hoạt ở nhiệt cao (>60oC), ánh sáng mặt trời, các chất sát khuẩn, như: Iodine, Chlorine, Formalin (1%), H3PO4 (1%), NaOH (2%).., nhưng tồn tại lâu trong đông lạnh.
Virut tồn tại trong thức ăn khô nhiễm bẩn đến 7 ngày, trong thức ăn lỏng 28 ngày và bền vững với pH 6,5-7,5.
Lây truyền
Phân, nước tiểu, máu và các dịch tiết của lợn bệnh chứa nhiều virut gây ô nhiễm môi trường. Bệnh lây qua đường tiêu hoá từ nguồn thức ăn, nước uống, môi trường ô nhiễm. Người, chuột, bọ, chim, chó, mèo, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể phân tán, lây truyền bệnh.
Lợn lớn mắc bệnh ở thể ẩn, ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng là vật mang trùng, nguồn lây lan virut, dịch bệnh. Lợn bệnh thải một số lượng virut lớn qua phân. Khỏi bệnh vẫn bài thải virut đến 2-3 tuần sau.
Cơ chế gây bệnh
Virut qua đường miệng vào ruột non, xâm nhập và tăng sinh trong lông nhung (villi) và phá huỷ niêm mạc thượng bì ruột non. Từ đó gây mất cân bằng điện giải, tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, rối loạn các men tiêu hoá (pepsin) nên không thể tiêu hóa sữa.
Lợn chết do mất nước và không hấp thu thức ăn, mất năng lượng và nhiệt.
Hình 2. (A). Ổ lợn bị PED ỉa chảy, gầy đét; B. Lợn con gầy yếu ỉa chảy dữ dội (nước) điển hình; (C). Lợn con nôn dịch vàng-trắng (sữa không tiêu); (D). Ruột trương, thành mỏng, trong, chứa toàn nước vàng nhạt; (E). Niêm mạc và hệ lông nhung ruột non bị tổn thương nặng nề; (F). Sung huyết màng nầy và thoái hóa, hoại tử và bong tróc tế bào niêm mạc lông nhung ruột.
Triệu chứng
Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh tất cả lợn trong đàn (~100%,) (h.2.A). Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày. Triệu chứng nặng nhẹ tùy ở lứa tuổi lợn. Nặng nhất là lợn con dưới 10 ngày tuổi tỷ lệ chết tới 100%; lợn trên 2 tuần tuổi – 10%; lợn vỗ béo và lợn to chỉ <5% và thường qua khỏi sau 5-7 ngày, nhưng vẫn bài thải virut đến 3-4 tuần.
Hình 2. (A). Ổ lợn bị PED ỉa chảy, gầy đét; B. Lợn con gầy yếu ỉa chảy dữ dội (nước) điển hình; (C). Lợn con nôn dịch vàng-trắng (sữa không tiêu); (D). Ruột trương, thành mỏng, trong, chứa toàn nước vàng nhạt; (E). Niêm mạc và hệ lông nhung ruột non bị tổn thương nặng nề; (F). Sung huyết màng nầy và thoái hóa, hoại tử và bong tróc tế bào niêm mạc lông nhung ruột.
Lợn con: Nôn nửa liên tục, ỉa chảy dữ dội toàn nước mùi hôi thối, kèm những cục sữa chưa tiêu (h.2.C). Con bệnh mất nước nghiêm trọng, suy sụp nhanh và chết (h.2.B). Lợn bệnh chết nhanh trong 1-2 ngày sau nhiễm, ủ bệnh. Tỷ lệ chết đến 100% ở lợn dưới 1 tuần tuổi.
Lợn choai, lợn đàn: Bệnh xâm nhập và lây lan nhanh khắp đàn. Nôn mửa, ỉa chảy dữ dội. Lợn tự khỏi sau 3-5 tuần. Tỷ lệ chết thấp (<5%).
Lợn nái: Tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn. Nằm bẹp, không tiết sữa. Tự khỏi sau 7 ngày.
Phần lớn, lợn lớn không bị phụ nhiễm thì tự khỏi bệnh sau 7-10 ngày.
Biến đổi bệnh lý
Xác chết khô đét do mất nước nghiêm trọng. Bệnh lý tập trung ở đường dạ dày ruột: dạ dầy chứa những cục sữa không tiêu, niêm mạc dạ dày sung huyết, nhiều màng nhầy; ruột non chứa dịch bọt, nước nhầy, thành ruột mỏng, trong (h.2.D), nhiều chỗ thoái hoá, teo; lông nhung ruột tổn thương nặng (h.2.F).
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tính dịch tễ. Để chính xác thì phân lập virut bằng RT-PCR, ELISA, Immunohistochemistry (IHC).
Mẫu bệnh phẩm từ phân hay một khúc ruột non lợn bệnh. Bệnh phẩm tươi, đóng gói cẩn thận và bảo quản ở 4oC.
Cần phân biệt với bệnh TGE, bệnh do Rotavirut, dịch tả lợn cổ điển (CSF), dịch tả lợn châu Phi (ASF); ỉa chảy do E. coli (colibacillosis), thương hàn (salmonellosis); cầu trùng do Isospora suis; bệnh viêm ruột hoại thư do Clostridium perfringens; nhiễm độc một số chất Arsen, thuốc trừ sâu…
Phòng bệnh
Kháng thể qua sữa đầu từ nái miễn dịch có thể bảo vệ lợn con sơ sinh. Vì vậy, cho lợn sơ sinh bú sữa đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
Cho lợn con sơ sinh uống HANVET-KTE Hi Plus ngay trong 12 giờ đầu sau sinh.
Tiêm Vacxin PED của HANVET cho nái chửa để sinh kháng thể thụ động truyền qua sữa đầu bảo vệ đàn con giai đoạn theo mẹ.
Công ty HANVET đã nghiên cứu và sản xuất thành công Vacxin PED có chất lượng tốt, đang xin phép để được sản xuất, lưu hành.
Nhiều trang trại dùng vacxin chuồng (autovacxin) làm từ đoạn ruột non lợn bệnh, nghiền với nước sinh lý, vô hoạt rồi cho nái uống trước đẻ 2-3 tuần.
Chăm sóc nuôi dưỡng đàn nái chửa và chuẩn bị tốt ổ đẻ sạch, khô, ấm.
Các biện pháp an toàn sinh học: tiêu độc môi trường nuôi, người, xe cộ, thiết bị; kiểm soát, vệ sinh nguồn nước, thức ăn; diệt chuột, chim trời, ruồi, muỗi; áp dụng nguyên tắc “All in – All out”.
Ở đâu có bệnh nổ ra phải cách ly ít nhất 14 ngày và tiêu độc khử trùng bằng Han-Iodine, Hanlusep BGF, Hankon hay Han-Iocid 30.
Điều trị
Bệnh tiến triển nhanh, nặng ở lợn dưới 7 ngày tuổi và chữa không hiệu quả.
Với bệnh lớn hơn, phát hiện sớm và dùng ngay kháng thể Hanvet-KTE-Plus, kết hợp chống mất nước và rối loạn điện giải bằng Thuốc điện giải, Glucose, Han-Tophan, B-Complex; giảm bú 3-4 ngày; kết hợp các kháng sinh để phòng và chống bội nhiễm E. Coli, C. perfrigens hay bệnh lỵ, như: Hamcoli-forte, Genta-Costrim, Han-Ne-Sol, Enrotril-100, Lincolis-plus, Enrotril-100 và nâng nhiệt độ chuồng úm, chăm sóc nuôi dưỡng sẽ giảm được tỷ lệ chết và ngăn cản bội nhiễm.
Khôi phục và cân bằng hệ vi sinh vật có lợi đường ruột bằng cách bổ sung một số men tiêu hóa, như: Han-Lacvet, Han-Piglet Grow, Han-Muzym.
TS Nguyễn Đức Lưu
Công ty HANVET
References
1. Guscetti F., Bernasconi C., Tobler K., Van Reeth K., Pospischil A. & Ackermann M. (1988). Immunohistochemical detection of porcine epidemic diarrhoea virus compared to other methods. Clin Diagn lab Immunol., 5(3): 412-414.
2. Pospischil A., Stuedli A. & Kiupel M. (2002) Diagnostic Notes Update on porcine epidemic diarrhoea. Journal Swine Health Production, 10, 81-85.
3. Song D. & Park B. (2012). Porcine epidemic diarrhoea virus: a comprehensive review of molecular epidemiology, diagnosis and vaccines. Virus genes, 4, 167-175.
4. Saif L.J. et al. (2012). Chapter 35. Coronaviruses. Diseases of swine. J.J. Zimmerman, L.A. Karriker, A. Ramirez, K.J. Schwartz and G.W. Stevenson, eds. Ames, IA, Wiley-Blackwell: 501-524.
- PED li>
- Bệnh tiêu chảy cấp li>
- Porcine Epidemic Diarrhoea li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất