Về kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ, vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.
Theo nữ tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên – chủ trang trại chăn nuôi chim, gà quý hiếm ở Tuyên Quang, kỹ thuật làm chuồng nuôi trĩ hiệu quả phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học. Ngoài ra, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.
Trong thời gian qua, trên các diễn đàn mạng và truyền hình có giới thiệu một số mô hình nuôi chim trĩ đạt hiệu quả cao, tuy nhiên cách thiết kế chuồng trại thường theo phương thức chia nhiều ô với kích thước rất nhỏ, mỗi ô chỉ nuôi từ 1 – 4 cá thể (ghép bộ). Cách làm này tuy hạn chế được việc chim đánh, mổ nhau nhưng lại tốn kém rất nhiều trong khâu thiết kế chuồng trại, máng ăn, cũng như công chăm sóc.
Để chim trĩ nhanh lớn, trong chuồng nuôi không thiết kế có nhiều cây cành tới chim đậu, bay nhảy.
Mô hình ghép cặp chỉ thích nghi với điều kiện nuôi kiểng hoặc diện tích đất nhỏ. Tuỳ mục đích, quy mô sản xuất mà bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.
Trước khi đưa chim vào nuôi, dù quy mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi với mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.
Mật độ nuôi và úm chim non trong chuồng nhỏ: Chim 0 – 30 ngày tuổi tương ứng với 40 – 15 con/m2; 30 đến 60 ngày tuổi với tỷ lệ 12 – 6 con/m2 và 60 đến 90 ngày tuổi tương thích với 4 – 2 con/m2. Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2
Theo nữ tỷ phú Tây Bắc, yêu cầu đối với lồng úm nuôi giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi như sau: Lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi 15 – 20 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác như Formol 3% phun 2 – 3 lần.
Trước khi thả chim trĩ vào nuôi 1 – 2 ngày, phun tẩy uế lại bằng Formol 3% và đóng kín cửa. Sau khi phun 5h mở cửa cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim. Nếu như chồng trại xây mới thì có thể chỉ dùng thuốc sát trùng Virkon®S của hãng Bayer: pha 100g với 10 lit nước, phun 300ml/m2, phun toàn bộ trại bao gồm nền, tường, bồn ăn uống, không khí, giày ủng. Hầu hết các kiểu úm gia cầm đều phù hợp cho việc úm chim trĩ.
Bà Duyên cho biết thêm, trong thời gian úm gột, để tập trung nguồn nhiệt tránh gió lùa sử dụng lồng úm. Kích thước lồng úm nuôi: Chiều cao (H) 40 – 50 cm; Chiều dài (L) 1,0 – 1,2 m; Chiều rộng (W) 0,7 – 0,9 m. Xung quanh được đóng bằng gỗ ép hoặc cót ép, phía trên làm bằng lưới ô nhỏ để tránh chim bay, cửa lồng có thể nằm ở phía trên tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Lồng này dùng để úm chim non trong 28 – 30 ngày đầu, mỗi lồng như vậy có thể úm từ 50 – 80 chim.
Đối với chuồng nuôi giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi, giai đoạn này chim trĩ được nuôi thả ra nền chuồng bê tông để rải trấu hoặc phôi bào với độ dày 5 – 8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Chim trĩ được thả ra ngoài nhằm cho chim vận động, nhưng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.
Bên ngoài lớp lưới của sân chơi có thể phủ lên những cành cây giúp cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiên. Giai đoạn này, một chim cần 0,5 m2 tổng diện tích sàn bên trong chuồng nuôi, và 2m2 diện tích nền bên ngoài được dùng cho việc vận động. Sau quá trình ấp, chim trĩ có thể được nuôi khép kín, nhưng cần thiết phải có nơi cư trú đầy đủ. Sân chơi được rào kín bằng lưới để ngăn chim thoát ra ngoài.
“Để ngặn chặn việc bay mất, kẹp lông cánh khi chúng 4 tuần tuổi hoặc cắt lông cánh ngay ban đầu. Chim trĩ rất dễ kích thích và bay rất tốt, vì vậy chúng nên được nhốt trong chuồng nuôi hoặc các bãi rào được bao bọc cẩn thận. Nếu chúng có thể thoát ra ngoài sau khi sợ hãi, chúng có thể bay rất xa và mất” – bà Duyên nhấn mạnh.
Bà Duyên cho hay, trong giai đoạn sau 12 tuần tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim. Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ô nhỏ thì có thể chọn phương án nuôi tập trung (quần thể).
Bà Duyên cho biết thêm, nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sự dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi. Mái che có thể lợp toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.
Theo anh Trần Nhữ Giáp, chủ Vườn chim Việt ở Hà Nội cho biết, đối với các địa phương khu vực phía Bắc thường có rét đậm, rét hại vào mùa đông, hoặc sương muối, vì vậy về kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim.
Với các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên khí hậu nóng ấm quanh năm hạn chế phải che phủ chuồng trại hơn, tuy nhiên nên lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cầu trùng, tụ huyết trùng, thương hàn,…
Theo anh Giáp, để nuôi chim trĩ hiệu quả, vị trí làm chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo. Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. (ảnh: Một góc chuồng nuôi chim trĩ của Vườn chim Việt).
Thêm nữa là bà con lưu ý phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng Virkon S định kỳ 1 lần/tuần, tăng cường khi có dịch hoặc khí hậu ẩm ướt.
Anh Giáp lưu ý với bà con, nếu các chủ trang trại có diện tích rộng và điều kiện kinh tế thì kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ nên tính toán sao cho càng lớn càng tốt. Chú ý khi làm nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo kích thước khung cơ bản như cao (H) 2,5 – 2,8 m, Dài (L) 6 m, Rộng ngang (W): 3,5 m. Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 – 25 cá thể chim bố mẹ sinh sản, hoặc 30 – 40 cá thể chim hậu bị.
“Bà con lưu ý: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết” – anh Giáp chia sẻ.
PV
(Theo Báo Dân Việt)
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất