Xu hướng sản xuất thực phẩm từ côn trùng trên thế giới bắt đầu phát triển tại Việt Nam, phù hợp với trào lưu tìm kiếm nguồn protein thay thế, bổ sung.
Cách đây 10 năm, ở Việt Nam có công ty sớm nhìn thấy tiềm năng của thực phẩm làm từ côn trùng. Bug trở thành công ty tiên phong tập trung vào sản xuất thực phẩm từ côn trùng. Tuy nhiên, thị trường lúc đó vẫn chưa hào hứng với loại thực phẩm giàu protein này.
Bug từng mạnh dạn làm snack từ dế, nhưng ở thời điểm đó, snack dế của Công ty không được đón nhận. Khách hàng chỉ quen ăn snack khoai tây, snack bột.. chứ chưa quen snack dế nguyên con. Vì thế, sau một thời gian cầm cự, Bug đành dừng cuộc chơi với snack dế.
Những gì đang diễn ra cho thấy ngành sản xuất, chế biến dế dần trở thành ngành công nghiệp khá hấp dẫn. Ảnh: T.L.
Gần đây, Cricket One kết hợp với FoodMap ra mắt sản phẩm snack dế sấy mang thương hiệu Rec Rec. Sản phẩm này đã có mặt ở các chuỗi nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, địa điểm giải trí và sẽ tiến vào các cửa hàng, tiệm tạp hóa thuộc kênh truyền thống.
Nói về tiềm năng cho thị trường thực phẩm từ côn trùng, bà Bích Nguyễn, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển Kinh doanh Cricket One, cho biết côn trùng chưa thực sự là một phần của bữa ăn người Việt.
Việc phát triển thị trường này tại Việt Nam là một thách thức. Nó tương tự như việc đưa trà sữa trân châu đường đen, cốc lắc muối ớt… vào Việt Nam. Phải mất hơn 10 năm quan sát thị trường, nhận thấy xu hướng rõ ràng, các công ty lớn bắt đầu thâm nhập và dần tạo thành trào lưu.
Tạo chuỗi giá trị cho dế
Cricket One không nằm yên chờ đợi mà chủ động xuất khẩu trước. Để thỏa các tiêu chuẩn xuất khẩu, Cricket One phát triển thành công ty công nghệ thực phẩm (foodtech), vận hành cả một chuỗi giá trị thực phẩm. Công ty cũng chi hàng triệu USD để đầu tư chuồng trại, hệ thống công nghệ, nhà máy sản xuất chế biến dế.
Cricket One còn sáng chế cách thức nuôi dế với vòng đời ngắn nhất, chỉ bằng 1/2 so với quy trình nuôi ở châu Âu (chỉ 30-45 ngày) và đặt ra tiêu chuẩn riêng cho ngành dế (độ đạm, độ ẩm, kích thước hạt bột…). Nhờ những nỗ lực này, Cricket One đạt các chứng nhận quốc tế như FSSC 22000 và là công ty duy nhất ngoài châu Âu được cấp phép bán hàng vào toàn châu Âu.
Tuy nhiên, ông Hồ Đắc Nguyên Ngã, giảng dạy tại Đại học San Francisco (Mỹ), từng nhấn mạnh: “Muốn bán dế ở châu Âu như một loại thực phẩm, các doanh nghiệp phải định vị nó là thực phẩm thân thiện với môi trường”.
Cricket One đã làm theo cách này khi chế biến sâu dế, tạo bột protein dế, để dế trở thành nguyên liệu sản xuất thanh năng lượng, mì, burger, làm xúc xích… Công ty cũng chọn cách bán hàng B2B nên chỉ sau 6 năm thành lập, Công ty đã lọt vào Top 3 xuất khẩu thế giới, thu về hàng triệu USD doanh thu mỗi năm. Những thị trường chủ lực của Cricket One là Mỹ (60%), EU (30%), Nhật…
Thành quả của Cricket One hơn hẳn những gì các công ty cùng ngành đạt được. Hầu hết các công ty chỉ dừng ở thị trường nội địa. Hoa Mặt Trời tuy cũng hướng đến mô hình foodtech và đã sản xuất dế sấy rang muối, dế sấy cay giòn, bột dế, thanh protein dế… nhưng thị trường tiêu thụ của Hoa Mặt Trời chỉ trong nước, với sản lượng trung bình 3 tấn/tháng, bằng khoảng 1/15 sản lượng của Cricket One. Hay Vĩnh Oanh (Tây Ninh), Thanh Dũng (Long An)… tuy đã đa dạng hơn, làm cả dế sấy, bột dế nhưng sản phẩm dế của các trại dế này vẫn chỉ đang bán ở các nhà hàng, quán ăn và một số siêu thị Việt Nam với sản lượng chỉ khoảng 5-7 tấn/tháng ở mỗi đơn vị.
Thị trường tỉ USD
Tuy có định hướng xuất khẩu, Cricket One không muốn bỏ qua thị trường tiêu dùng Việt Nam với dân số 100 triệu người. Theo kết quả khảo sát của Nielsen, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ đồ ăn vặt. Riêng giới trẻ mỗi tháng đã chi khoảng 13.000 tỉ đồng cho loại thức ăn này (khảo sát năm 2017 của Decision Lab).
“Mục tiêu của Rec Rec là có chỗ đứng trong thị trường snack đã có những tên tuổi như Lay, Orion, Mondelez và chiếm lĩnh phần đáng kể trong 3% tổng thu nhập bình quân đầu người được chi cho mua snack, theo báo cáo của Statista”, bà Bích Nguyễn quả quyết.
Những gì đang diễn ra cho thấy ngành sản xuất, chế biến dế dần trở thành ngành công nghiệp khá hấp dẫn. Dù vậy, như ông Bùi Ngọc Chương, sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của Bug, từng nhận định, khó khăn lớn nhất vẫn là rào cản tâm lý khách hàng. Theo khảo sát của DW.com tại Đức, có 80% người khi được hỏi cảm thấy “kỳ quái” với ý tưởng ăn côn trùng. Đa số cảm giác “ghê” và chưa thật sẵn sàng.
Một khó khăn khác là các cơ quan quản lý vẫn chưa quan tâm đúng mức đến ngành thực phẩm côn trùng. Vì thế, con đường đưa sản phẩm từ dế của Cricket One ra thị truờng quốc tế cũng rất gian nan. Đầu tiên là phải đạt các chứng nhận để được nước nhập khẩu chấp nhận. Tiếp theo, bản thân Cricket One và Việt Nam phải được công nhận và duyệt xuất khẩu vào từng khu vực, thị trường khác nhau. Quy trình và thời gian để vượt qua các hàng rào kỹ thuật này có thể mất đến hơn 3 năm và phải đầu tư hơn 150.000 USD để chứng mình sản phẩm đạt và vượt yêu cầu đặt ra.
Với không ít trở ngại kể trên, dù ước tính quy mô thị trường protein từ côn trùng có thể đạt 8 tỉ USD vào năm 2030 thì theo Barclays Bank, mức chiếm lĩnh của thực phẩm côn trùng sẽ vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với quy mô 324 tỉ USD của thị trường thịt bò. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nguồn protein từ côn trùng có thể bổ sung chứ khó thay thế hoàn toàn nguồn protein từ thịt gia súc gia cầm.
Liên Hiệp Quốc dự đoán, đến năm 2050, dân số thế giới có thể đạt 10 tỉ người. Để có đủ lương thực cho chừng ấy người, sản lượng sẽ phải tăng thêm 70% so với mức hiện tại. Tuy nhiên, theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), khoảng 80% số đất trang trại hiện nay được dùng cho việc chăn nuôi, trong khi chúng chỉ đóng góp 18% tổng lượng calorie tiêu thụ của loài người.
Về phần Thái Lan cũng ra sức biến vùng Đông Bắc của mình thành vùng nuôi dế quy mô lớn. Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và Công ty Global Bugs Asia, Thái Lan đã phát triển 20.000 trang trại nuôi dế, với sản lượng trên 7.000 tấn/năm. Thái Lan hiện là nước xuất khẩu côn trùng sống lớn thứ 17 thế giới.
Đối với các công ty đã vượt qua thử thách và chinh phục được thị trường như Cricket One thì chuyện gọi vốn khá dễ dàng. Đến nay, Cricket One đã huy động được hàng triệu USD từ các quỹ đầu tư. Con đường xuất khẩu cũng thuận lợi hơn khi EU đã rộng cửa cho côn trùng và Cricket One có những lợi thế riêng. Theo bà Bích Nguyễn, đối thủ của Cricket One không phải trong nước mà là các công ty ở châu Âu, Mỹ.
Viết Nguyên
Nhịp Cầu Đầu Tư
- ngành nuôi côn trùng li>
- mô hình nuôi dê li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất