[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cho đến nay, khá ít nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đến bệnh tật ở gia cầm. Nhưng nữ giáo sư (GS) Celia Abolnik, Đại học Pretoria, (Nam Phi) thì cho rằng sự biến đổi đó gia tăng áp lực đến bệnh tật gia cầm, đặc biệt là ở những vùng lạnh.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi gia cầm trong đó có bệnh cúm
Mối liên hệ giữa nhiệt độ và dịch cúm
Những thay đổi liên quan đến biến đổi khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa trung bình và khí hậu cực đoan, sẽ không những tác động đến động thực vật, mà còn đến sự phân bố và cường độ của các mầm bệnh và các bệnh ảnh hưởng đến vật chủ. Thời tiết lạnh, ví dụ, có lợi hơn cho các bệnh truyền nhiễm nào đó, chẳng hạn như bệnh Newcastle, cúm gia cầm, viêm phế quản và bệnh Gumboro truyền nhiễm.
“Nhiệt độ lạnh hơn sẽ giúp cho virus để tồn tại lâu hơn và có hiệu lực hơn làm tăng nguy cơ bệnh khiến cho kiểm soát các bệnh này khó khăn hơn”- GS Celia Abolnik, Chủ tịch Nghiên cứu Sức khỏe và Chăn nuôi Gia cầm tại Đại học Pretoria, Nam Phi cho biết. Bà cũng chỉ ra rằng “Nhiệt độ lạnh hơn cũng sẽ khiến cho gà vịt túm tụm lại với nhau, và qua đó làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh”.
Nhiệt độ ấm hơn có thể giúp tiêu diệt một số vi rút này, nhưng mặt khác thì độ ẩm cao, có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp và các bệnh đường ruột. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp kết hơp với độ ẩm không thuận lợi cũng gây ra căng thẳng cho gia cầm khiến chúng dễ bị bệnh hơn và giảm năng suất.
Tác động của khí hậu có thể được giảm đi qua việc kiểm soát bầu không khí trong chuồng, nhưng sẽ làm tăng chi phí năng lượng, khiến sản xuất gia cầm thương phẩm ít khả thi về tài chính ở một số nơi trên thế giới.
Hệ thống chăn nuôi
Liệu loại gà nuôi thả (free range chickens) sẽ dễ bị mẫn cảm với tác động của biến đổi khí hậu đến bệnh tật đang mở ra để tranh luận. GS Abolnik giải thích rằng gà nuôi thả có thể tốt hơn, bởi vì chúng có chịu căng thẳng thấp hơn so với gà được nuôi trong các chuồng kín.Vì gà nuôi thả có nhiều chỗ để đi đến nên, cơ hội lây truyền bệnh cũng thấp hơn.
Mặt tiêu cực là loại gà nuôi thả dễ bị tổn thương hơn từ các mầm bệnh từ bên ngoài, chẳng hạn như bệnh cúm gia cầm, dễ bị lây nhiễm từ chim di cư.
Với hệ thống chăn nuôi nhốt, bệnh thường đến từ bên trong hệ thống và được duy trì bởi mật độ cao của gia cầm.
“Hầu hết các bệnh liên quan đến hệ thống chuồng kín có thể được ngăn ngừa với các biện pháp an toàn sinh học tốt và các chương trình tiêm chủng, nhưng chỉ cần vi phạm nhỏ nhất trong các chiến lược phòng chống bệnh cũng có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Vấn đề là gần như không thể tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh từ các hệ thống, do đó, luôn có nguy cơ lây nhiễm bệnh”, giáo sư Abolnik nói.
Cũng không rõ liệu các loài gia cầm bản địa sẽ có thể chịu được các tác động của biến đổi khí hậu tốt hơn so với các gia cầm công nghiệp.
“Nhiều người nghĩ rằng các loài gia cầm bản địa kiên cường hơn gia cầm công nghiệp, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học để ủng hộ suy nghĩ đó. Một trong những sinh viên của chúng tôi đang xây dựng một đề tài nghiên cứu để điều tra vấn đề này.
“Mặc dù cá nhân tôi không nghĩ rằng loài gia cầm bản địa “kiên cường” hơn các loại gia cầm công nghiệp. Tuy nhiên một số loài gia cầm phù hợp hơn với điều kiện sản xuất nhất định so với loài khác” – GS Abolnik nói.
Truyền bệnh
Bệnh mà trước đây chưa từng có ở một số nơi trên thế giới, có thể di chuyển đến các khu vực này do biến đổi khí hậu.
Ví dụ, GS Abolnik chỉ ra rằng chim di cư có thể thay đổi lối đi, nếu có thức ăn và nước trở nên khan hiếm trên các tuyến đường di cư truyền thống. Điều này cũng có thể gây ra các chuyến bay khác nhau của các loài chim sẽ không thể gặp trong điều kiện hiện nay để hội tụ, mà sẽ làm tăng nguy cơ bệnh được truyền giữa các loài chim. Cúm gia cầm gây bệnh cao là một ví dụ về một căn bệnh có thể lây lan trên một khu vực rộng lớn hơn theo cách này.
Bà chỉ ra rằng, nguy cơ bệnh cúm gia cầm lây lan sang các khu vực mới do “toàn cầu hóa” hơn là những gì do biến đổi khí hậu “Nhu cầu về lương thực tăng dẫn đến các tăng nhập và xuất khẩu, thực sự mang nhiều mối đe dọa bệnh cao hơn so với biến đổi khí hậu”.
Bà cũng không nghĩ rằng sự thay đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự phát sinh các chủng bệnh cúm gia cầm mới: “Bệnh đột biến kết quả do ức chế miễn dịch hoặc phản ứng vắc-xin, không phải yếu tố khí hậu. Thay đổi khí hậu, tuy nhiên, có thể sinh ra một hồ chứa mới khi có sự thiếu hụt của một chủ gốc, “Giáo sư Abolnik nói.
TS. Võ Văn Sự
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất