[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vườn thú Đại Nam là mô hình vườn thú mở đầu tiên tại Việt Nam. Các loài thú sinh sống trong không gian mở, được ngăn cách với du khách bằng dòng sông, con suối, tạo cảm giác thân thiện giữa con người và thiên nhiên. Tại đây, một quần hợp các loài có cùng điều kiện sống với bộ sưu tập thú đa dạng về chủng loại, hiện đang nuôi dưỡng và bảo tồn 63 loài thú với hơn 600 cá thể.
Đặc biệt, từ năm 2008, vườn thú Đại Nam đã gây nuôi sinh sản thành công một số loài thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như: Hổ Đông Dương, Nai Cà-Tông, Vọoc và một số loài có nguồn gốc nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới như: Khỉ Sóc châu phi, Linh Dương sừng xoắn, Linh Dương sừng kiếm, Hà Mã, Ngựa vằn, đến nay có thêm loài Báo Hoa Mai đã sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt.
Báo Hoa Mai mẹ và 2 cá thể báo con tại vườn thú Đại Nam
Tại thời điểm tháng 3/2018, cá thể Báo Hoa Mai (Panthera pardus) đã sinh sản thành công hai cá thể Báo con, giới tính hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng.
Báo Hoa Mai, thường gọi tắt là Báo Hoa là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở châu Phi và châu Á, có chiều dài từ 1 đến gần 2m, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực. Phần lớn Báo Hoa Mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân. Báo Hoa Mai có phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong toàn quốc, nhưng số lượng còn rất ít do săn bắt quá mức và diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Hiện nay, Báo Hoa mai là loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Báo Hoa Mai được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Cần có chiến lược bảo vệ các khu còn báo hoa mai sinh sống và tổ chức nhân nuôi sinh sản bán tự nhiên tại đó để bảo tồn loài và thả lại vào thiên nhiên khi có điều kiện phù hợp. Việc gây nuôi sinh sản thành công của cơ sở có điều kiện nuôi động vật hoang dã trong tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên động vật hoang dã, theo hướng phát triển bền vững, cân bằng sinh thái, bảo tồn nguồn gen các loài động vật quý hiếm của Việt Nam.
BSTY Trần Thị Nhung
Phòng Quản lý giống
và Kỹ thuật Chăn nuôi tỉnh Bình Dương
- báo hoa mai li>
- động vật hoang dã li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất