Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hưng Yên 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Bình 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 65.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Sóc Trăng 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bình Dương 68.000 đ/kg
    •  
  • Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế

    Bình Phước đã có sản phẩm gia cầm của doanh nghiệp nuôi tại 6 huyện thị được xuất khẩu sang Nhật Bản, các huyện thị này đã tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh.

     

    Tổng đàn tăng nhanh

     

    Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Bình Phước, trong thời gian qua, chăn nuôi lợn, gà trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh về số lượng theo hướng trang trại quy mô lớn, công nghệ cao và khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Các chuỗi liên kết sản phẩm đã và đang đi vào hoạt động có chiều sâu.

     

    Đáng chú ý, hầu hết các công ty chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh, đều xuất ra ngoài tỉnh để tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu nên rất quan tâm và hưởng ứng chủ trương xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi ATDB.

    Nhờ chú trọng xây dựng vùng ATDB nhiều doanh nghiệp chọn Bình Phước đầu tư và xây dựng chuỗi liên kết bền vững hướng tới xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

     

    Hiện, toàn tỉnh có 2,05 triệu con lợn, tăng 10,57% so với cùng kỳ, trong đó, có 423 trang trại quy mô lớn, chiếm trên 85% trên tổng đàn lợn. Tổng đàn gia cầm hiện có trên 10,2 triệu con, tăng 9,33% so với cùng kỳ, trong đó, có 88 trang trại chiếm trên 72% trên tổng đàn.

    Bình Phước đã có 3 nhà máy ấp trứng gia cầm với công suất 11,5 triệu con gà/tháng, 4 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và 02 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm với công suất trên 120 triệu con gà/năm.

     

    Bình Phước đã và đang xây dựng 3 chuỗi sản xuất khép kín, an toàn dịch bệnh gồm: Chuỗi sản xuất thịt

     

    gà khép kín, an toàn dịch bệnh để xuất khẩu của Công ty TNHH CPV Food đã triển khai đi vào hoạt động từ năm 2019; Chuỗi sản xuất thịt gà của công ty De Heus với 7 trại chăn nuôi gà với quy mô 1 triệu con/lứa; Chuỗi sản xuất an toàn của công ty Japfa dần hình thành.

     

    Đại diện công ty Japfa cho biết, ngoài Bình Dương, ngay từ rất sớm công ty đã bắt tay liên kết chăn nuôi gà gia công tại Bình Phước. Nhận thấy, Bình Phước có quỹ đất rộng, mật độ chăn nuôi chưa cao, đặc biệt địa phương này rất quan tâm thực hiện triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn OIE, mới đây công ty tiếp tục đầu tư và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy giết mổ hiện đại nhất tại Bình Phước với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.

     

    Công ty cũng đang hoàn thiện chuỗi cung ứng Feed – Farm – Food không chỉ phục vụ thị trường trong nước tiến tới xuất khẩu sang thị trường thế giới trong đó có thị trường Trung Đông.

    “Bình Phước tiếp tục thu hút đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm; các cơ sở giết mổ tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

     

    Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi tiến hành khảo sát, đánh giá, lựa chọn các vị trí đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh để tiến hành xây dựng vùng, chuỗi sản xuất thịt gà, thịt lợn để xuất khẩu”, ông Lê Ngọc Văn, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Bình Phước chia sẻ.

     

    Sớm đạt chuẩn an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế

     

    Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết thêm, thời gian qua, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được Bộ NN – PTNT, Cục Thú y, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước quan tâm chỉ đạo sâu sát.

     

    UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và xây dựng vùng, cơ sở ATDB động vật, chuỗi sản xuất ATDB để xuất khẩu trên địa bàn tỉnh theo quy định.

    Bình Phước đặt mục tiêu là tỉnh đầu tiên trên cả nước có vùng ATDB theo quy định WOAH/OIE. Ảnh: Trần Trung.

     

    Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 vùng chăn nuôi gia cầm ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle trên gia cầm. Đối với vùng chăn nuôi gia súc ATDB đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn cổ điển đang triển khai tại 2 huyện (Chơn Thành, Hớn Quản).

    Đặc biệt, Bình Phước đã có sản phẩm gia cầm của Công ty TNHH CPV Food xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp này tổ chức chăn nuôi tại 6 huyện thị.

     

    Hiện các huyện thị này đã tiệm cận vùng ATDB theo chuẩn quốc tế. Bình Phước đặt mục tiêu là tỉnh đầu tiên trên cả nước có vùng ATDB theo quy định WOAH/OIE. Đến năm 2030 sẽ có 06/11 huyện ATDB theo quy định WOAH/OIE.

     

    Trần Phi – Trần Trung

    Nguồn: nongnghiep.vn

    “Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Bình Phước đề nghị Cục Thú y, Bộ NN – PTNT quan tâm, hỗ trợ và có ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch an toàn sinh học, kế hoạch giám sát dịch bệnh và kế hoạch ứng phó dịch bệnh theo tiêu chuẩn Việt Nam và OIE; hướng dẫn cụ thể xây dựng vùng an toàn dịch bệnh liên huyện, liên tỉnh. Đồng thời có quy định, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật giữa các huyện trong tỉnh, giữa vùng ATDB và không ATDB đảm bảo thực thi kiểm soát an toàn, truy xuất nguồn gốc”, ông Trần Văn Phương nhấn mạnh.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Vietnamese domestic industry is growing but demand is growing faster - European Pork | European Pork, the Smart Choice
  • […] [5] https://nhachannuoi.vn/gia-thuc-an-chan-nuoi-giam-lan-thu-2-trong-nam-2024/ […]

  • Nguyễn Thanh Tùng
  • Ứng tuyển vị trí

  • One of the top Vietnam veterinary medicine manufacturers : Achaupharm have been supporting Viet Nam agriculture for over 30 years
  • […] link: Achaupharm – Bringing Vietnamese veterinary medicine brands to the international market […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.