Ngay sau khi các ổ dịch tả heo châu Phi (AFS) xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Bắc, giá heo hơi tại khu vực này giảm mạnh và hiện ở mức thấp hơn khoảng 10 ngàn đồng/kg so với miền Nam. Nguyên nhân là do người chăn nuôi lo ngại bán tháo đàn heo để “chạy” dịch.’
Cán bộ thú y tại Trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (huyện Xuân Lộc) phun thuốc sát trùng xe chở heo từ miền Bắc vào miền Nam qua trạm Khẩn cấp và đồng bộ phòng, chống dịch Ảnh: B.NGUYÊN
Theo đó, thương lái đang vận chuyển heo từ Bắc vào Nam tiêu thụ vì có lợi nhuận cao. Điều này tăng nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh AFS vào Đồng Nai và khu vực phía Nam.
Lo khủng hoảng thị trường
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn Huỳnh Thành Vinh, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch AFS; đặc biệt phân công trách nhiệm đến UBND các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa trong việc xây dựng kế hoạch rõ ràng, chi tiết, cụ thể đến từng người, từng việc để kịp thời ứng phó trước, trong và sau dịch.
Thời gian này, người chăn nuôi tại Đồng Nai như “ngồi trên lửa”, vừa lo ngại dịch AFS, vừa lo thị trường heo hơi rơi vào cơn khủng hoảng rớt giá.
Ông Vũ Viết Đệ, Tổ trưởng Tổ hợp tác GAHP 01 thuộc Khu thí điểm chăn nuôi tập trung tỉnh Đồng Nai (xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất) chia sẻ, hiện không hộ chăn nuôi nào dám lơ là trong thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ chuồng trại cũng như theo sát mọi thông tin về diễn biến dịch AFS. Nhưng điều khiến nông dân càng lo lắng là giá heo hơi liên tục giảm và hiện heo hàng tuyển bán tại trại chỉ còn khoảng 50 ngàn đồng/kg, giảm 4-5 ngàn đồng so với tuần trước đó. “Người chăn nuôi đã trải qua bao cơn khốn đốn không phải vì dịch bệnh mà do tình trạng hỗn loạn về thông tin kéo theo sự khủng hoảng của thị trường heo hơi. Bà con vì vừa lo sợ heo rớt giá, vừa lo dịch bệnh xảy ra nên nhiều hộ chăn nuôi đã bán tháo đàn heo khiến thị trường càng thêm loạn” – ông Đệ nói.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu) cho biết, dịch AFS đang tác động nặng nề đến thị trường tiêu thụ thịt heo, ngay cả kênh siêu thị sức mua cũng kém hẳn. Nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng thì khó tránh khỏi xảy ra khủng hoảng trên thị trường. Theo bà Hương: “Hiện heo miền Bắc đang đổ vào Nam không phải do nhu cầu thực của thị trường mà vì thương lái ham lợi nhuận cao nhờ sự chênh lệch lớn về giá heo giữa 2 miền. Tính đến sự lâu dài cho ngành chăn nuôi, Nhà nước nên có chính sách quyết liệt hơn trong việc kiểm soát nguồn heo từ miền Bắc vào Nam để ngăn chặn rủi ro lây lan dịch bệnh”.
Ông Nguyễn Diên Tường, Giám đốc Công ty cổ phần nông súc sản Đồng Nai (TP.Biên Hòa) đề xuất: “Hiện chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP.Hồ Chí Minh) đã giảm gần một nửa lượng heo về chợ mà tiêu thụ vẫn chậm. Tuyên truyền chống dịch quan trọng nhưng nội dung phải chính xác để người tiêu dùng an tâm. Nếu heo khỏe, đạt yêu cầu thì nên tạo điều kiện cho xuất nhanh để thị trường heo thịt vẫn ổn định”.
Người chăn nuôi lo lắng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Trong ảnh: Trang trại nuôi heo tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất
Nêu lên tầm quan trọng của việc giữ ổn định thị trường, ông Lê Văn Lộc, Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai cho rằng cần phải làm tốt việc tuyên truyền đến người tiêu dùng là dịch AFS hoàn toàn không lây sang người, tránh việc tẩy chay gây thiệt hại cho toàn ngành Chăn nuôi. Cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành liên quan để có giải pháp căn cơ trước mắt và lâu dài. Trong đó, phải tính đến phương án bình ổn thị trường heo sau dịch gắn với vai trò của những doanh nghiệp lớn trong ngành Chăn nuôi.
Cẩn trọng ứng phó
Hiện cả nước có 8 phòng thí nghiệm xét nghiệm miễn phí dịch AFS. Trong đó, Chi cục Thú y vùng VI tại TP.Hồ Chí Minh là địa chỉ gần nhất với người chăn nuôi Đồng Nai.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, kết quả nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch AFS tại Trung Quốc chỉ ra 3 nguyên nhân chính làm dịch này lây lan gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người nhưng không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc; 19% là do vận chuyển heo sống và các sản phẩm heo giữa các vùng dịch và 34% là do sử dụng thức ăn thừa trong chăn nuôi.
Do đó, việc lập thêm trạm kiểm dịch và tăng cường công tác kiểm soát tại các trạm kiểm dịch, ngăn không để nguồn bệnh do việc vận chuyển heo từ các tỉnh miền Bắc được Đồng Nai thực hiện rất sớm. Ông Phạm Mạnh Hùng, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (huyện Xuân Lộc) cho biết, ngay sau khi miền Bắc xuất hiện các ổ dịch AFS, trạm kiểm dịch đã huy động toàn bộ lực lượng thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn heo qua trạm. “Công tác kiểm soát tập trung vào các nội dung gồm: thực hiện kiểm dịch, xuất xứ, nguồn gốc; đặc biệt là kiểm tra từng con heo về các dấu hiệu của bệnh AFS. Phối hợp với lực lượng thú y còn có lực lượng công an giao thông và quản lý thị trường trong công tác kiểm tra nhằm đảm bảo không để các xe chở động vật và sản phẩm động vật chưa được kiểm tra hoặc heo có dấu hiệu bị bệnh vượt trạm” – ông Hùng nói.
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công đánh giá, Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn nói chung và Đồng Nai nói riêng đã rất quan tâm, triển khai nhanh các giải pháp ứng phó dịch AFS. Nhưng theo ông Công: “Quan trọng nhất vẫn là sự chủ động của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch, đặc biệt trong việc khai báo dịch vì càng giấu, dịch càng dễ bùng phát. Hầu hết các ổ dịch xuất hiện trong thời gian qua đều xuất phát từ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đồng Nai nên công bố ngay những chính sách hỗ trợ khi xảy ra dịch; nhất là với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không để người nuôi bán heo bệnh ra thị trường”.
Theo tin từ Trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (huyện Xuân Lộc), hiện mỗi ngày trung bình có từ 10-15 xe tải chở heo thịt (khoảng 1.500-2.000 con) từ miền Bắc đi qua Đồng Nai tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, có nhiều xe chở heo từ các tỉnh đã phát hiện ổ dịch AFS như: trung bình có từ 2-3 xe heo/ngày từ tỉnh Thái Bình đi qua trạm; có từ 1-2 xe chở heo/ngày từ Hà Nội. Ngoài ra, có từ 1-2 xe đông lạnh chở sản phẩm từ thịt heo từ Bắc vào Nam tiêu thụ. Thời gian cao điểm các xe heo dồn dập qua trạm kiểm soát là từ 7-10 giờ sáng. Ngoài lực lượng thú y, lực lượng cảnh sát giao thông, quản lý thị trường đều tăng cường trực tại các trạm kiểm dịch, phối hợp kiểm tra, giám sát xe vận chuyển heo và sản phẩm từ heo từ ngoài tỉnh vào tiêu thụ hoặc đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai.
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất