Masan đang tìm cách huy động 1 tỉ USD cho mang thức ăn chăn nuôi. Doanh nghiệp đang cân nhắc phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng hoặc bán cổ phần cho đối tác chiến lược.
Masan Group muốn huy động 1 tỷ USD cho mảng thức ăn chăn nuôi
Bloomberg đưa tin Tập đoàn Masan đang tìm kiếm các phương án để huy động vốn cho mảng thức ăn chăn nuôi của mình, có thể bao gồm cả việc bán cổ phần cho một đối tác chiến lược.
Một nguồn tin giấu tên cho biết doanh nghiệp đang làm việc với các cố vấn để cân nhắc việc giới thiệu đầu tư mới vào Masan MeatLife. Masan Group đang tìm kiếm một thương vụ giá trị có thể lên tới 1 tỉ USD.
Masan cân nhắc lựa chọn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho mảng thức ăn chăn nuôi, một nguồn tin nói. Lãnh đạo tập đoàn này cho rằng Masan MeatLife đang bị thị trường định giá thấp.
Những nguồn tin này cho hay các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu và có thể không xảy ra giao dịch nào. Đại diện của Masan Group từ chối bình luận.
Theo dữ liệu của Bloomberg, thương vụ trị giá 1 tỉ USD sẽ là thương vụ lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2017, khi Công ty Cổ phân Đầu tư Liên minh F&B Việt Nam mua 54% cổ phần của Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với giá 4,4 tỉ USD.
Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang kiểm soát. Được thành lập vào năm 1996, công ty có trụ sở tại TP.HCM nổi tiếng với nước mắm được bán dưới các thương hiệu như Chin-Su và Nam Ngư. Công ty có lợi ích trong lĩnh vực bán lẻ và khai thác mỏ cũng như cổ phần tại Ngân hàng Techcombank.
Masan MeatLife là một trong những nền tảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi-trang trại-thực phẩm tích hợp đầy đủ lớn nhất tại Việt Nam, theo Masan. Năm 2015, công ty hợp nhất hai doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, Anco và Proconco, và ba năm sau bắt đầu bán thịt tươi ướp lạnh với thương hiệu MeatDeli.
Cổ phiếu Masan MeatLife hiện đang giao dịch ở quanh mức 60.000 đồng/cp, tương ứng định giá vào khoảng xấp xỉ 20.000 tỉ đồng, tương đương 860 triệu USD. Vào năm 2017, KKR từng chi 150 triệu USD để mua 7,5% cổ phần của Masan MeatLife, tức định giá doanh nghiệp này lên đến 2 tỉ USD.
Hoàng Dương
Nguồn: VietTimes
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất