Sau khi tiếp nhận và đưa bò về nuôi, nhiều hộ dân phát hiện bò phát bệnh lở mồm long móng.
Thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2017”, các hộ nghèo, cận nghèo tại ba xã Kim Phượng, Kim Sơn và Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bò giống sinh sản để phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế.
Ngày 4/8/2017, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bàn giao bò giống cho hộ nghèo tại xã Phúc Chu
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận và đưa bò về nuôi, nhiều hộ dân phát hiện bò phát bệnh lở mồm long móng.
Thuộc hộ cận nghèo, gia đình chị Ma Thị Tiệp (xóm Bản Đa, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa) được dự án hỗ trợ một con bò giống trong dịp này. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ hai ngày sau, con bò dự án đã phát bệnh lở mồm, long móng và lây sang ba con lợn của gia đình.
Không chỉ gia đình chị Tiệp, hàng chục hộ nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn hai xã Kim Phượng và Quy Kỳ ngay sau khi nhận bò về nhà đều phát hiện bò có hiện tượng bị bệnh lở mồm, long móng.
Đàn bò dự án bị bệnh đã lây lan sang lợn, bò của nhiều gia đình khác gây thiệt hại không nhỏ cho người dân. Gia đình ông Nguyễn Đức Lợi, xóm Bản Đa, xã Kim Phượng tuy không nhận bò từ dự án nhưng đàn bò 17 con của gia đình bị lây nhiễm, gần 400 kg lợn nhiễm bệnh phải tiêu hủy.
Ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, ngày 18/1/2018, các hộ được nhận bò từ dự án hộ nghèo, ngày 19/1/2018 phát hiện bò bị bệnh. Một số hộ báo cho đơn vị cung ứng lên kiểm tra phát hiện ra bò bị lở mồm long móng và họ đánh xe lên chở bò về. Nếu không báo ra huyện kịp thời để huyện cấm, thì họ đã thu hết bò về rồi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2017, Ủy ban nhân dân xã Kim Phượng, Quy Kỳ, Kim Sơn được giao làm chủ đầu tư triển khai thực hiện hỗ trợ trâu, bò cho người dân theo quy định.
Hộ nghèo được hỗ trợ 7 triệu đồng, hộ cận nghèo được hỗ trợ 5 triệu đồng. Tổng số bò mua theo dự án của ba xã trên là 90 con, hợp đồng mua tại Hợp tác xã Lúa Vàng có địa chỉ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 17/1/2018, Ủy ban nhân dân xã Quy Kỳ, Kim Phượng đưa người dân được hưởng hỗ trợ đến trại trâu, bò giống tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để xem và nhận con giống trước khi Hợp tác xã Lúa Vàng giao cho dân.
Ngày 18/1/2018, Ủy ban nhân dân các xã và Hợp tác xã Lúa Vàng cấp con giống cho người dân xã Quy Kỳ và Kim Phượng.
Đến ngày 19/1/2018, người dân phát hiện bò có biểu hiện bệnh và thông báo cho Hợp tác xã Lúa Vàng. Ngay sau đó, đơn vị cung ứng đã lên kiểm tra, chuyển 5 con bò ốm bị bệnh về.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Từ Điển, Phó Chủ tịch xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thừa nhận, bò dự án cấp cho dân xong phát hiện bệnh lở mồm long móng.
“Chúng tôi cũng đã làm việc với đơn vị cung cấp bò rồi, họ cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về chi phí liên quan đến dịch bệnh mà con bò dự án gây ra. Tiền tiêu hủy, tiền người dân chăm sóc con bò, họ có hỗ trợ bằng cám…” ông Điển cho biết.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa cho thấy, tính đến ngày 2/2/2018, tổng số gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng tại hai xã Quy Kỳ và Kim Phượng là 65 con. Xã Kim Phượng có 46 con bò, 6 con trâu bị bệnh (trong đó có 26 hộ thực hiện dự án). Xã Quy Kỳ có 13 con bò của 13 hộ thực hiện dự án bị bệnh. 10 con lợn bị lây bệnh, địa phương đã tiến hành tiêu hủy cả đàn là 30 con.
Bà Triệu Thị Nga, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho biết, huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện tốt việc phòng chống dịch trên địa bàn và mời đơn vị cung ứng lên làm việc, thực hiện việc bồi thường cho dân có lợn bị tiêu hủy.
Hiện tại, đơn vị cung ứng đã thực hiện việc bồi thường tiêu hủy lợn cho người dân. Trong thời gian tới, Hợp tác xã Lúa Vàng sẽ tiếp tục làm việc với xã và huyện về công tác cung ứng con giống và bệnh lở mồm long móng trên đàn bò dự án.
Đến nay, bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc tại các xã này đã cơ bản được khống chế. Người dân mong muốn các cấp chính quyền địa phương cần điều tra làm rõ việc cung ứng con giống không đảm bảo chất lượng của Hợp tác xã Lúa Vàng, công tác kiểm dịch và triển khai đền bù cho người dân bị thiệt hại…/.
Q.T/TTXVN
- Thái Nguyên li>
- lở mồm long móng li>
- bò giống li>
- nuôi bò ở Thái Nguyên li>
- chất lượng bò giống li>
- hộ nghèo li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất