Chiều 19/3, Bộ NN-PTNT trực tiếp kết nối Tập đoàn Miratorg của Nga và Tập đoàn Masan của Việt Nam đẩy nhanh việc hợp tác nhập khẩu, phân phối, tiêu thụ thịt lợn.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp tái đàn gắn với an toàn sinh học, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi, Chính phủ, Bộ NN-PTNT đang khuyến khích tăng cường nhập khẩu để bình ổn mặt hàng thịt lợn trong nước.
Ngoài việc tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Brazil, Hàn Quốc… Bộ NN-PTNT cũng đã hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu đối với Tập đoàn Miratorg, doanh nghiệp sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặc dù số liệu thống kê nhập khẩu thịt lợn năm 2019 và đầu năm 2020 của Việt Nam quy theo tỷ lệ % so với các năm trước tăng rất cao, nhưng nếu tính theo sản lượng còn rất nhỏ so với tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn hàng năm của nước ta.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chiều 19/3 có buổi làm việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan về nhập khẩu, phân phối tiêu thụ thịt lợn. Ảnh: Nguyên Huân.
Do đó, thông qua việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan, hai doanh nghiệp hàng đầu trong chăn nuôi, chế biến và phân phối thịt lợn của Nga và Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị hai đơn vị nhanh chóng kết nối, thương thảo hợp đồng để sớm đưa các sản phẩm thịt lợn của Nga tới tay người tiêu dùng, qua đó góp phần giảm áp lực nguồn cung thịt lợn trong nước.
Miratorg là Tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga. Ảnh: Miratorg.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm đến nay Việt Nam đã nhập khẩu từ các nước trên 25.000 tấn thịt lợn, trong đó cả năm 2019 tổng lượng nhập thịt lợn của Việt Nam chỉa khoảng 67.000 tấn.
Ngoài Tập đoàn Miratorg, hiện Cục Thú y cũng đang đề nghị hai doanh nghiệp khác của Liên bang Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Đại diện Tập đoàn Miratorg cho biết, bình quân mỗi năm Liên bang Nga xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn thịt bò, 1,6 triệu tấn thịt gà và 3,6 triệu tấn thịt lợn. Riêng Tập đoàn Miratorg năm 2020 công suất sản xuất dự kiến đạt 400.000 tấn thịt lợn (sau 2 năm nữa sẽ tăng lên 900.000 tấn), 200.000 tấn thịt bò và 350.000 tấn thịt gà.
Sau khi được các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép, Tập đoàn Miratorg đã xuất khẩu những chuyến thịt lợn đầu tiên vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, phía Miratorg đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam gần 3.300 tấn thịt lợn, trong đó lô thịt lợn đầu tiên trên 200 tấn đã về tới Việt Nam ngày 7/3 vừa qua.
Tập đoàn Miratorg kỳ vọng trong năm 2020 này sẽ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trên 50.000 tấn thịt lợn và tăng dần ở các năm tiếp theo.
Masan hiện là nhà sản xuất, phân phối thịt mát hàng đầu Việt Nam.
Tiếp xúc với Tập đoàn Miratorg của Nga, đại diện Tập đoàn Masan của Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn tới Bộ NN-PTNT đã kết nối giúp doanh nghiệp trong việc tìm nguồn cung thực phẩm thịt lợn đảm bảo chất lượng.
Với lợi thế hàng chục nghìn điểm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhu cầu nguồn hàng thịt lợn hàng ngày của Masan hiện rất lớn, trong khi các nhà máy của Masan tại tỉnh Hà Nam và Long An chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên thông qua Bộ NN-PTNT, Masan hy vọng các sản phẩm thịt lợn của Miratorg sẽ có mặt trên quầy thực phẩm của Masan trong thời gian sớm nhất.
Nguyên Huân
Nguồn: nongnghiep.vn
- nhập khẩu thịt li>
- masan li>
- thịt mát li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất