Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc và ổn định đầu ra cho sản phẩm sạch, an toàn, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM) nông nghiệp Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ thịt bò BBB (bò lang trắng xanh- Blanc Blue Belge, có nguồn gốc từ Bỉ) tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì.
Cung không đủ cầu
Chăn nuôi bò BBB tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Ảnh: Thiện Quang
Trang trại của bà Đặng Thị Thuý là cơ sở chăn nuôi đầu tiên được chọn để thực hiện thí điểm liên kết với một số doanh nghiệp (DN) phân phối bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP.Hà Nội. Trang trại có diện tích 8ha, hiện đang nuôi gần 100 con bò BBB.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc- phụ trách quản lý trang trại, bò lai F1 Blanc Blue Belgium (BBB) được Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội tiến hành nghiên cứu lai tạo từ giống bò BBB – giống bò thịt đặc biệt của Bỉ và bò cái nền lai Sind của Việt Nam. Đây là giống bò mới, có tốc độ tăng trọng rất nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các giống bò thịt khác. Bê sinh ra đạt trọng lượng 28 – 32kg/con, nuôi đến 18 tháng đạt 400 – 450kg/con, nuôi 24 tháng đạt 600 – 700kg/con. Qua gần 2 năm nuôi thử nghiệm, bò BBB lớn nhanh, ít bị bệnh và chất lượng thịt ngon.
Ông Nguyễn Đức Dần – Chủ tịch UBND xã Ba Trại nhận định, xã Ba Trại là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về chăn nuôi bò thịt nói chung và bò BBB nói riêng. Tuy nhiên, khó khăn của người chăn nuôi thường là câu chuyện “được mùa mất giá”. Chính vì vậy, việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ là mô hình phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và là hướng đi giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập.
Trong vài năm qua, mô hình chăn nuôi bò BBB đã được nhân rộng ra nhiều địa phương trên toàn thành phố với khoảng 20.000 hộ chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Bá Bằng – Phó Giám đốc Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội, khi tham gia vào chuỗi liên kết, người chăn nuôi sẽ được cung cấp con giống và được Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Ngoài ra, còn một số cửa hàng phân phối thực phẩm sạch cũng ký kết bao tiêu đầu ra cho người chăn nuôi.
Cung cấp nguồn thịt sạch cho thủ đô
Cũng theo ông Bằng, tham gia chuỗi liên kết, cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP… Ngoài ra còn được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu và tem nhận diện, bao bì đóng gói sản phẩm. Sau các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, lúa hàng hóa, thịt lợn hương, chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ thịt bò BBB sẽ đáp ứng một phần nhu cầu thị trường về thực phẩm an toàn, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt bò Hà Nội.
Theo đánh giá của Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội, trên địa bàn thành phố, chỉ có khoảng trên 20% lượng thịt bò được cung cấp trực tiếp tới các cửa hàng thực phẩm an toàn, siêu thị là có nguồn gốc rõ ràng, còn lại phần lớn thịt bò lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Hơn nữa, giữa sản xuất và tiêu thụ thịt bò chưa có sự liên kết chặt chẽ nên chưa tạo ra dòng sản phẩm hàng hóa ổn định.
Dự án chăn nuôi bò BBB sau 3 năm triển khai tại Hà Nội đã mang lại hiệu quả trên 400 tỷ đồng, trong đó, giá trị gia tăng đạt gần 200 tỷ đồng. Ông Tạ Văn Tường-Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, trung tâm đang phối hợp với Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi bò thịt F1 BBB; trong đó tập trung tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi phục vụ giết mổ công nghiệp.
Dự án nuôi bò BBB đã được triển khai tại 8 huyện, gồm Ba Vì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Chương Mỹ và Thạch Thất. Đây là giống bò thịt đặc biệt, có cơ bắp phát triển trội được lai tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ.
Anh Trần Văn Dương – người tham gia dự án nuôi bò BBB, thôn Thái Bạt, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì cho biết, chăm sóc bò BBB khá đơn giản vì bò dễ nuôi, có thể ăn lá ngô, rơm. Hơn nữa, đầu ra của bò cũng khá thuận lợi vì thương lái tìm đến tận nhà mua. Theo ông Tạ Văn Tường, nuôi bò thịt F1 BBB là hướng đi đúng trong chăn nuôi của Hà Nội.
Theo ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tình hình cạnh tranh về thị trường thịt bò được đánh giá là khá khốc liệt trong bối cảnh hội nhập. Do đó, Hà Nội cần đưa ngay mô hình nuôi bò thịt BBB vào chương trình của ngành nông nghiệp trong năm 2016 gắn với xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc và thương hiệu sản phẩm, từng bước xây dựng Hà Nội thành trung tâm bò thịt của các tỉnh phía Bắc.
P.V
(Theo Dân Trí)
Dự án chăn nuôi bò BBB sau 3 năm triển khai tại Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 20.000 hộ nông dân, mang lại hiệu quả trên 400 tỷ đồng, trong đó, giá trị gia tăng đạt gần 200 tỷ đồng.
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất