Phát biểu giải trình tại diễn đàn Quốc hội chiều 14-6 về những vấn đề liên quan tới dự án Luật Chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường, càng ít chăn nuôi heo càng tốt.
Giải trình tại nghị trường về những điều khoản mà các đại biểu Quốc hội băn khoăn, nêu ra ý kiến và tranh luận về dự thảo Luật Chăn nuôi chiều 14-6, đặc biệt là về yêu cầu kiểm soát hệ lụy môi trường đang bị ô nhiễm do chăn nuôi gây ra, vấn nạn kháng sinh – chất cấm tràn lan, chất lượng thức ăn chăn nuôi bị thả nổi, nông sản – thực phẩm dư thừa, không tiêu thụ được…, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Bộ NN-PTNT và Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ những bất cập về chăn nuôi thông qua dự thảo luật này. Bộ sẽ cùng cơ quan thẩm định nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, hoàn thiện luật cho phù hợp hơn.
Đề cập tình trạng chất thải chăn nuôi đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định dự thảo luật được xây dựng với yêu cầu hoàn chỉnh các chế tài để xử lý. Về việc dự thảo đưa ra quy định tại khu vực nội thành không được chăn nuôi, người đứng đầu Bộ NN-PTNT lý giải: “Chúng ta phải hình dung, môi trường rồi đây sẽ là tiêu chuẩn số 1”.
Và ông Cường nêu dẫn chứng, cách đây 20 năm, chúng ta có 15 triệu hộ chăn nuôi, nay chỉ còn hơn 3 triệu hộ và 5 năm nữa thì Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu hộ chăn nuôi.
Người đứng đầu Bộ NN-PTNT cho rằng: “Với những nội dung đề xuất trong dự thảo luật, trước mắt có thể chỗ này chỗ kia chưa phù hợp, nhưng vì mục tiêu môi trường mà hiện nay Chính phủ đang rất đề cao thì phải cố gắng thiết kế luật làm sao về lộ trình phải đảm bảo cho mục tiêu môi trường”.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Chúng ta mong muốn rằng càng ít người, càng nhanh không nuôi lợn nữa càng tốt, đấy là chủ đích của việc bảo vệ môi trường”. Và quy định này cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu kinh tế hiện nay.
Còn về tình trạng nông sản, sản phẩm chăn nuôi làm ra không tiêu thụ được, thị trường khó khăn…, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt về việc đẩy mạnh chế biến trong chăn nuôi. Tin vui là trong năm nay chúng ta có 3 nhà máy chế biến thực phẩm, trong đó nhà máy hiện đại nhất ở tỉnh Hà Nam có công suất tiêu thụ mỗi năm 1,4 triệu con heo. Để khắc phục bất cập về việc chế biến thực phẩm yếu kém dẫn đến nông sản dư thừa, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cam kết: kỳ này sẽ đề nghị các doanh nghiệp tập trung đầu tư, khắc phục cho được khâu chế biến yếu kém để vừa hạn chế tình trạng dư thừa sản phẩm chăn nuôi và quan trọng nhất, phải đẩy mạnh chế biến mới xuất khẩu được.
Giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nêu ra là bên cạnh thị trường trong nước thì sẽ tăng cường xuất khẩu. Đưa ra dẫn chứng trong năm nay sẽ có 3 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất được thịt gà chín sang Nhật Bản, và cũng trong năm nay sẽ có doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thịt heo sang Myanmar, ông Nguyễn Xuân Cường lạc quan cho rằng, nếu cứ theo lộ trình chế biến sâu như hiện nay thì sẽ đưa thực phẩm, sản phẩm thịt của chúng ta đi nước ngoài.
Nhận xét về phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường “đúng là 1 nhà hùng biện”.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
- dự thảo luật chăn nuôi li>
- bộ NN PTNT li>
- chăn nuôi lợn li>
- ô nhiễm trong chăn nuôi li>
- luật chăn nuôi li>
- bộ trưởng li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Chúng ta mong muốn rằng càng ít người, càng nhanh không nuôi lợn nữa càng tốt, đấy là chủ đích của việc bảo vệ môi trường”. Thế hiện tầm nhìn hạn chế. Khác gì bảo để không có chất thải(ỉa) thì không cần ăn. Còn an ninh lương thực…
Tôi nghĩ cần có giải pháp để giải quyết môi trường mới là cốt lõi. Chúng ta vẫn phát triển chăn nuôi, chúng ta bảo vệ được môi trường mới là điều
cần bàn. Và tôi có giải pháp giải quyết được môi trường trong chăn nuôi.