Năm 2023 cả nước nhập khẩu gần 1,86 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,17 tỷ USD, giá trung bình 629,3 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 12/2023 đạt 203.220 tấn, tương đương 121,04 triệu USD, giá trung bình 595,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,4% về lượng và tăng 300,2% kim ngạch so với tháng 11/2023, giá giảm 10,8%; so với tháng 12/2022 tăng nhẹ 0,05% về lượng nhưng giảm 12% về kim ngạch và giá giảm 12%.
Tính chung năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,86 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,17 tỷ USD, giá trung bình 629,4 USD/tấn, tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 8,3% kim ngạch và giảm 9,3% về giá so với năm 2022.
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 12/2023 tăng mạnh 31,8% về lượng và tăng 16,4% kim ngạch so với tháng 12/2022, nhưng giá giảm 11,7%, đạt 92.273 tấn, tương đương 55,28 triệu USD, giá 599 USD/tấn; Tính chung, năm 2023 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 987.569 tấn, tương đương 586,08 triệu USD, chiếm 53,2% trong tổng lượng và chiếm 50,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 7% về lượng, giảm 20,7% về kim ngạch, giá giảm 14,7% so với năm 2022.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong năm 2023 đạt 677.749 tấn, tương đương 450,72 triệu USD, giá 665 USD/tấn, chiếm 36,5% trong tổng lượng và chiếm 38,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng trên 14% về lượng và tăng 10,4% kim ngạch nhưng giá giảm 3,1% so với năm 2022.
Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada năm 2023 đạt 107.626 tấn, tương đương trên 78,38 triệu USD, giá 728,2 USD/tấn, tăng trên 20,2% về lượng và tăng 18% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước nhưng giá giảm nhẹ 1,8%. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 14.592 tấn, tương đương 10,88 triệu USD, giá 745,9 USD/tấn, giảm mạnh 34,8% về lượng và giảm 38,7% kim ngạch và giảm 6% về giá.
Nhập khẩu đậu tương năm 2023
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/1/2024 của TCHQ)
Nguồn: Vinanet/VITIC
- đậu tương li>
- giá đậu tương li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất