Giải pháp, khuyến nghị được đưa ra là các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi cần đảm bảo tối đa việc khống chế lây lan dịch, ưu tiên bảo vệ đàn lợn nái để phụ vụ tái đàn, chuyển các hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia cầm và các loại gia súc khác để bù đắp sự sụt giảm ngành chăn nuôi lợn. Ðối với cơ sở chăn nuôi của các doanh nghiệp hoặc hộ đã bị dịch tả thì khuyến nghị dứt điểm không tái đàn, bởi sẽ gây thiệt hại kinh tế vì nhiều khả năng dịch tái bùng phát.
Ông Hiếu khuyến cáo, số lượng nguồn cung thịt lợn hiện nay vẫn đảm bảo, do đó không nên nhập khẩu ồ ạt thịt lợn trong các quý tới, sẽ ảnh hưởng đến giá thị lợn và khiến các doanh nghiệp vốn đã khó khăn vì dịch lại thêm khó khăn hơn do khó cạnh tranh được với thịt nhập khẩu.
Nhìn tổng thể ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, để bù đắp sự suy giảm của ngành chăn nuôi lợn, cần xem xét chuyển dịch cơ cấu ngay từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này để gia tăng giá trị tăng trưởng của toàn ngành.
“Xuất khẩu rau củ quả đạt 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, triển vọng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm rất khả quan, có thể tăng 3 – 5%, nên nếu chuyển dịch đẩy mạnh tăng trưởng ngành chế biến rau củ quả để tăng giá trị từ xuất khẩu sẽ giúp bù đắp đáng kể sự sụt giảm của cơ cấu tỷ trọng tăng trưởng ngành chăn nuôi”, ông Lâm nói.
Ngoài ra, các giải pháp trong kịch bản chuyển dịch cơ cấu các ngành được Tổng cục Thống kê đưa ra để khắc phục suy giảm của ngành nông nghiệp trong 6 tháng cuối năm là tăng sản lượng cây cao su, tăng sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm, trứng, đồng thời tăng nuôi trồng ngành thủy sản. Tuy nhiên, ngành thủy sản cần đặc biệt lưu ý vì hiện nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng thẻ vàng đối với ngành, trong khi đó tiếp tục có vi phạm từ ngư dân khai thác, khiến mức độ cảnh báo bị thẻ đỏ nâng lên.
“Nếu không khắc phục được vấn đề này thì trong 6 tháng cuối năm, với việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết, đi cùng với đó là EU áp dụng các tiêu chí kỹ thuật rất cao đối với nhiều ngành theo cam kết tại Hiệp định, trong đó có ngành thủy sản, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê khuyến cáo.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng trưởng 9,13%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,18%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,78%; ngành xây dựng tăng 7,85%. Ðây được đánh giá sẽ là những ngành “cứu cánh” cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm, bù đắp sự suy giảm của ngành nông nghiệp.
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Bình luận mới nhất