Bộ Nông nghiệp Nhật Bản ngày 9/9 xác nhận dịch tả lợn đã bùng phát tại nước này, đồng thời đình chỉ việc xuất khẩu thịt lợn và thịt lợn rừng.
Dịch trên, khác với dịch tả lợn châu Phi vốn đang lan mạnh tại Trung Quốc, đã được phát hiện với ca nhiễm đầu tiên tại thành phố Gifu thuộc tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản khẳng định căn bệnh trên chỉ xảy ra ở lợn và lợn rừng mà không lan sang người.
Cơ quan này cũng đã thành lập lực lượng đặc nhiệm để kiểm soát dịch.
Theo chính quyền tỉnh Gifu, một con lợn đã đột ngột chết tại một nông trại ở tỉnh vào ngày 3/9 vừa qua. Các xét nghiệm của chính quyền trung ương đã cho kết quả dương tính với virus tả lợn.
Khoảng 80 con lợn đã chết sau đó, trong khi 610 con khác đã được cho đi tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn, có tốc độc lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết cao. Bệnh này do một loại virus thuộc họ Flaviviridae, giống Pestivirus gây ra.
Virus tồn tại lâu ở ngoài môi trường, có thể sống vài ngày trong phân lợn, vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Tuy nhiên, căn bệnh này không lây sang người kể cả khi tiêu thụ thịt nhiễm bệnh.
Mặc dù dịch tả lợn là căn bệnh đặc trưng của châu Á, song đây là lần đầu tiên phát hiện ca nhiễm bệnh tại Nhật Bản kể từ khi dịch này bùng phát tại tỉnh Kumamoto vào năm 1992.
Nhật Bản sau đó đã tuyên bố loại bỏ hoàn toàn virus này vào năm 2007./.
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
- tình hình bệnh dịch li>
- dịch tả lợn li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất