[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam]- Hai ngày 10&11/7/2020, tại Trung tâm hội nghị Thành phố Hải Phòng đã diễn ra các hoạt động kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950-11/7/2020) như triển lãm, hội thảo khoa học, lễ kỉ niệm và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. Ông Montri Suwanposri – Tổng giám đốc C.P.Việt Nam và ban lãnh đạo công ty đã đến tham dự. C.P Việt Nam cũng tham gia gian hàng triển lãm tại đây.
Cắt băng khai mạc triển lãm thành tựu kỷ niệm 70 năm ngành Thú y
Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Cục Thú y Việt Nam là ngọn cờ tiên phong dẫn dắt công tác quản lý thuốc thú y, khống chế dịch bệnh; những năm gần đây, Cục đã từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Cụ thể, Cục Thú y Việt Nam là cơ quan hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong chặng đường xây dựng và phát triển.
C.P. Việt Nam trong 26 năm xây dựng và trưởng thành đã rất may mắn vì đã và đang có Cục Thú y là “người bạn đường”, “người thầy dẫn dắt” giúp đỡ, kiến tạo nên một doanh nghiệp phát triển hiện đại, hướng tới việc xuất khẩu trong ngành nông công nghiệp và thực phẩm, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp phát triển và bền vững của Việt Nam.
Lãnh đạo ngành Thú y tham quan gian hàng triển lãm của C.P. Việt Nam
Trong nhiều năm qua, ngành Thú y đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học nhằm sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới, để tạo cơ sở khoa học chắc chắn, xây dựng biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và khống chế tốt một số bệnh trên gia súc gia cầm đã từng gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi.
Ngành Thú y cũng là cánh tay đắc lực tham mưu cho cơ quan chuyên môn đề xuất với Chính phủ các chủ trương, chính sách trong phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, đưa ngành Nông nghiệp hội nhập quốc tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
Thời gian qua, C.P.Việt Nam tích cực tham gia các hội thảo do Cục Thú y tổ chức và đóng góp, hỗ trợ cùng Cục Thú y trong các chương trình như: Trao tặng hóa chất, test kit chẩn đoán kiểm tra bệnh dịch tả heo châu Phi cho trung tâm thú y các vùng năm 2018; trao tặng hóa chất, vật tư tiêu hao kiểm tra dịch bệnh tả lợn châu Phi năm 2019 cho các chi cục thú y; cử đại diện công ty tham gia và đóng góp ý kiến trong các cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của Cục Thú y như: Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc năm 2020 …
Tổng giám đốc C.P.Việt Nam cùng ban lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
Vai trò và vị thế của ngành Thú y Việt Nam nói chung và Cục Thú y Việt Nam nói riêng ngày càng được nâng cao trong khu vực và thế giới. Cục Thú y Việt Nam cũng là cầu nối để đưa sản phẩm ngành nông nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.
Cùng với sự phát triển của ngành Thú y và Chăn nuôi, C.P. Việt Nam cũng không ngừng cải tiến về di truyền, cập nhật bổ sung nhiều giống năng suất cao cho ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo công nghiệp, từ đàn heo địa phương năng suất thấp đã cải tạo đến các cấp độ giống hiện đại nhất, theo kịp ngành chăn nuôi heo công nghiệp của thế giới.
Công ty cũng áp dụng các mô hình chuồng trại chăn nuôi tiên tiến và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát được tối đa các mầm bệnh trong chăn nuôi.
Cùng với ngành Thú y Việt Nam và Thú y thế giới, C.P. Việt Nam hướng đến xây dựng mô hình One Health (Một sức khỏe) nhằm kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo, gà, vịt, thủy sản; hạn chế một cách tối đa việc sử dụng kháng sinh; thiết lập nhiều hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học không sử dụng kháng sinh; đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyên truyền người chăn nuôi hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, xây dựng mục tiêu chăn nuôi an toàn thực phấm và bền vững.
Gian hàng C.P. Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan và thưởng thức sản phẩm
Tổng giám đốc C.P.Việt Nam và nhân viên tại gian hàng
Nguyễn Phương
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Thú y Việt Nam, C.P. Việt Nam xin chúc mừng và trân trọng cảm ơn những đóng góp của Ngành cho nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và cho sự phát triển, thịnh vượng chung cho nền kinh tế của đất nước nói chung.
- ngành thú y li>
- C.P. Việt Nam li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất