Sau hơn 1 năm, từ 1.800 con gà do khuyến nông hỗ trợ ban đầu, xã Cẩm Xá (Hưng Yên) đã phát triển chăn nuôi được gần 20.000 con gà lai Đông Tảo, trong đó nhiều gia trại có lãi cao.
Gia trại chăn nuôi của bà Vũ Thị Nga ở thôn Cẩm Quan, xã Cẩm Xá, thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên), riêng 5 tháng đầu năm nay đã xuất bán được hơn 500 con gà thịt, trừ hết các khoản đầu tư, vẫn còn dư ra gần 40 triệu đồng, bằng lương đi làm công ty mà vẫn cấy thêm được 0,1 ha lúa.
Bí quyết chăn nuôi gà đạt lợi nhuận cao hơn mọi người của bà Nga là, cho gà ăn chủ yếu bằng cơm thừa thu gom từ các nhà hàng và bếp ăn tập thể công ty, kết hợp phối trộn thêm một số cám công nghiệp.
Bật mí với chúng tôi bà Nga đã thổ lộ: “Chăn nuôi gà theo cách tận dụng thức ăn thừa từ bên ngoài, sẽ giảm được 30-40% tiền mua cám công nghiệp, theo đó lợi nhuận cũng gia tăng tương ứng, chất lượng gà thịt cũng ngon hơn, ít mỡ hơn và bán được giá cao hơn.
Nhưng nếu không cẩn thận thì lợi sẽ bất cập hại, không khéo lại rước bệnh về hại gà. Vì vậy tất cả các loại thức ăn thu gom về, bao giờ tôi cũng phải đưa vào đun sôi nấu chín lại, xô chậu thùng gom chứa thức ăn cũng phải tiệt trùng bằng nước nóng 100 độ C, để phòng ngừa các dịch bệnh (nếu có) lây nhiễm sang đàn gà”.
Tổng hợp nhật ký chăn nuôi của anh Phạm Văn Toàn ở thôn Bùi (cùng xã) chúng tôi thấy: “1kg gà lai Đông Tảo tăng trọng sẽ tiêu tốn 4,38kg cám công nghiệp loại tốt cho con mái và 5,44kg cho con trống. Theo đó, cứ nuôi 1.000 gà lai Đông Tảo ăn thuần cám công nghiệp đến trước xuất bán 15 ngày sẽ có công lao động 7-8 triệu đồng/người/tháng, tương đương lợi nhuận đạt 15-20% giá trị doanh thu, tùy thời điểm”.
Anh Toàn còn hào hứng khoe: “Từ ngày chuyển sang nuôi gà, gia đình em lúc nào cũng có đồng ra đồng vào, tiêu pha ít phải đắn đo. Kế hoạch cho thời gian tới, em sẽ tăng số lượng đàn gà thịt lên 2.000 con, thực hiện triệt để VietGAHP trong chăn nuôi gia cầm, hạn chế úm gột gà vào 1-2 tháng mùa đông lạnh nhất, bổ sung cho gà ăn thêm một số thảo được và chất hữu cơ thô xanh để tăng chất lượng thịt”.
Ở Cẩm Xá hầu như hộ nào cũng nuôi gà lai Đông Tảo.
Về Cẩm Xá chúng tôi thấy, hầu như gia đình nào cũng nuôi gà, hộ ít nuôi 50-100 con, hộ nhiều nuôi tới 1.000 con, có thể nói phong trào chăn nuôi gà thịt ở đây đang khởi sắc từng ngày.
Ông Phạm Văn Sung (thôn Dâu) đã ngoài 70 tuổi, vẫn thả vườn được gần 100 con gà lai Đông Tảo. Nhờ vậy cứ sau 5-6 tháng ông Sung lại được bán gà, nguồn thu tuy không lớn nhưng rất có ý nghĩa với người già.
“Nuôi gà với số lượng phù hợp tuổi tác, vừa là thú vui vừa là rèn luyện sức khỏe thay cho thể dục dưỡng sinh, lại có nguồn thu để chủ động chi tiêu cá nhân đỡ đần cho con cháu”, ông Sung cho hay.
Rạng ngời trong niềm vui với những thành quả đạt được của nhà nông, anh Nguyễn Xuân Thu, Trưởng trạm Khuyến nông Mỹ Hào phấn khích trải lòng: “Tiềm năng của Cẩm Xá đã được đánh thức đúng hướng, địa phương này có nhiều lao động nông nhàn, có vị trí cận kề các khu công nghiệp lớn, và thị xã Mỹ Hào đang trên đà phát triển, đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các loại gà thịt chất lượng. Chỉ còn lại làm sao để nhân rộng hơn nữa đàn gà nuôi hướng thịt, và tất cả các hộ đều chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học cao, vấn đề này chúng em xin lĩnh ấn tiên phong”.
“Từ nay tới cuối năm gà thịt sẽ còn tăng giá, nhất là với các loại gà đặc sản như, gà ri, gà Móng, gà Mía, gà Hồ, gà lai Đông Tảo chăn nuôi theo hướng hữu cơ hoặc VietGAHP. Nguyên nhân, do dịch tả lợn Châu Phi vẫn không ngừng gây hại, vacxin phòng bệnh chưa có, nên các trang trại đều e ngại tái đàn”, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó phòng NN-PTNT thị xã Mỹ Hào dự báo.
NGUYỄN HẢI TIẾN
Nguồn: nongnghiep.vn
- nuôi gà đông tảo li>
- nuôi gà lai Đông Tảo li>
- nuôi gà lai li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất