[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi đòi hỏi áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc xử lý chất thải từ chăn nuôi bằng các công nghệ tiên tiến có thể giúp giảm tác động xấu đến môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi trở nên bền vững hơn.
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Các chất khí có mùi và gây ô nhiễm
Các chất có mùi phát sinh từ phân và nước thải, gây ô nhiễm không khí. Không khí trong chuồng nuôi chứa khoảng 100 hợp chất khí, các khí H2 và CO2 từ những nơi chứa phân lỏng dưới đất có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho vật nuôi, có thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người.
Lượng NH3 và H2S vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây mùi hôi và kích thích vật nuôi, đặc biệt lên đường hô hấp. Các chất gây mùi còn được đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chất thải. Các chất dư thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối rữa phát triển.
Chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4, H2S…) thuộc các loại khí gây hiệu ứng nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn… ước khoảng vài trăm triệu tấn/năm.
Nước thải
Trong nước thải chăn nuôi, nước chiếm 75 – 95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học: Chất hữu cơ tiêu thụ oxy rất mạnh, gây hiện tượng giảm oxy trong nguồn tiếp nhận, dẫn đến suy thoái và giảm chất lượng nguồn nước; các chất rắn tổng số: chất rắn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi chủ yếu là cặn phân vật nuôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, trong phân có nitrogen, PO3-4 và nhiều vi sinh vật; Các chất vô cơ; Vi sinh vật…
Chất thải rắn
Dựa trên số liệu thống kê chăn nuôi ngày 01/01/2023 của Tổng cục Thống kê, lượng phân thải ra môi trường của tổng đàn gia súc, gia cầm là rất lớn, góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bảng 1. Bảng thống kê lượng phân, nước tiểu của vật nuôi thải ra tương ứng với tổng đàn năm 2022
Loại gia súc, gia cầm
|
ĐVT
|
Phân trung bình (kg/con/ ngày) |
Nước tiểu ngày
|
Số lượng gia súc, gia cầm |
||
2021 |
2022 |
Tốc độ tăng (%) Growth rate (%) |
||||
Lợn
|
1.000 con |
2,5 |
3
|
28.160,0 |
29.061,9 |
-0,7 |
Trâu |
1.000 con |
15 |
10 |
2.263,6 |
2.231,6 |
-2,7 |
Bò |
1.000 con |
10 |
8
|
6.393,5 |
6.339,4 |
0,1 |
Bò sữa |
1.000 con |
10 |
8
|
375 |
325,2 |
2,5 |
Gia cầm |
Triệu con |
0,2 |
– |
524,1 |
544,5 |
5,6 |
Dê, cừu |
1.000 con |
1,5 |
0,8 |
2.780,9 |
2.916,6 |
0,7 |
Nguồn: Cục Chăn nuôi
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ CHĂN NUÔI
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân
Đây là hình thức xử lý đơn giản nhất với quy mô nhỏ nhất trong các cách xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học. Chất thải rắn được ủ thành đống hoặc luống, nổi trên mặt đất hoặc chìm dưới hố, hoặc nửa nổi nửa chìm. Đống ủ có thể được trát kín bằng bùn. Trong trường hợp này, suốt quá trình ủ, oxy sẽ được tiêu thụ dần đến hết và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí, nhiệt độ có thể tăng lên đến 60-70oC. Nếu đống ủ không được trát kín, nó cũng có thể được đảo xới định kỳ để được cung cấp oxy vào bên trong.
Xử lý chất thải lỏng
Chất thải lỏng gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, các dụng cụ… Các phương pháp xử lý chất thải lỏng cơ bản trong chăn nuôi gồm:
– Hồ sinh học (hồ tạo oxy hóa);
– Sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới;
– Sử dụng các sinh vật thủy sinh;
– Hầm khí sinh học Biogas.
Công nghệ sinh thái trong xử lý môi trường chăn nuôi
Áp dụng công nghệ vi sinh và đệm lót sinh thái.
Công nghệ mới trong xử lý môi trường
Hệ thống tách chất thải rắn và nước thải
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện một số loại máy ép phân gia súc có công suất, tính năng kỹ thuật và nguồn gốc khác nhau. Chức năng chủ yếu của các máy này là tách chất thải rắn từ hỗn hợp chất thải chăn nuôi, đặc biệt là chất thải chăn nuôi lợn. Nhờ quá trình tách này, việc xử lý riêng biệt chất thải rắn và chất thải lỏng sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Công nghệ dựa vào côn trùng (giun đất và ấu trùng ruồi đen)
Giun đất được sử dụng trong công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi là giun đỏ (Lumbricus rubellus), giun quế (Perionyx excavatus), giun hổ (Eisenia fetida), giun hổ đỏ (E.andrei). Hai loại giun được sử dụng phổ biến ở nước ta là giun đỏ và giun quế.
Công nghệ vi sinh vật (ứng dụng Sản phẩm của Công ty thuốc Thú y Á Châu)
Như vậy, nếu áp dụng đồng bộ cả hai công nghệ (công nghệ vi sinh vật; công nghệ dựa vào côn trùng) thì việc xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi sẽ rất an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm vi sinh sử dụng trong đệm lót sinh học
Sản phẩm vi sinh sử dụng bổ sung vào thức ăn, nước uống và hỗ trợ xử lý môi trường
Achaupharm
CÔNG TY THUỐC THÚ Y Á CHÂU
130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
(+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349
1900 986 834
apc-health.vn
- môi trường chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T7,30/11/2024
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cần xử lý nước thải vui lòng liên hệ nuocthai.vn – 0865.369.247