Các nguyên tố vi lượng trong thức ăn cho heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Các nguyên tố vi lượng trong thức ăn cho heo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ốt và selen là những khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu cho heo. Số lượng của những nguyên tố khoáng vi lượng này chứa trong 1 tấn thức ăn của heo rất ít khoảng chừng 1 muỗng cafe. Tuy nhiên, dù hàm lượng thấp nhưng những khoáng chất này rất cần thiết cho sự sống. Nếu không cung cấp đủ số lượng nhỏ này vào thức ăn, nhiều heo sẽ biểu hiện trạng thái thiếu chỉ sau một thời gian ngắn.

    Sinh vật cần các nguyên tố khoáng vi lượng tham gia vào cấu trúc của protein, hormone và enzyme. Trong cấu tạo thành phần của các hợp chất này, chúng có vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất. Mỗi nguyên tố vi lượng giữ chức năng chuyên biệt khác nhau, được trình bày trong bảng 1.

    Nguyên tố

    Chức năng

    Sắt

    Tạo máu, vận chuyển oxy,  tái tạo năng lượng…

    Kẽm

    Chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa protein,  tái tạo keratin và collagen, chức năng miễn dịch, bảo vệ tế bào, khả năng sinh sản.

    Mangan

    Tái tạo mô liên kết và mô nâng đỡ, bảo vệ tế bào, khả năng sinh sản

    Đồng

    Vận chuyển sắt, tạo xương, tái tạo keratin, khả năng sinh sản, bảo vệ tế bào

    I-ốt

    Tái tạo hormone tuyến giáp, hệ miễn dịch

    Selen

    Bảo vệ tế bào, hệ miễn dịch

    Bảng 1: Chức năng quan trọng của các nguyên tố vi lượng khác nhau trong cơ thể sống

    Sự thiếu và thừa

    Trường hợp không cung cấp đủ các nguyên tố khoáng vi lượng thì hiện tượng thiếu hụt không đặc hiệu sẽ xảy ra trước như hấp thu thức ăn giảm, năng suất giảm và tính mẫn cảm với bệnh tật cao hơn.

    Thiếu bất kỳ một nguyên tố vi lượng nào trong một thời gian tương đối dài thì các triệu chứng thiếu hụt đặc hiệu sẽ xảy ra tùy thuộc vào loại nguyên tố tương ứng (bảng 2). Sự thiếu hụt không nhất thiết lúc nào cũng được gây ra bởi sự thiếu của một nguyên tố nhất định nào đó. Sự tương tác đối kháng của các nguyên tố cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Ví dụ, việc cung cấp sắt hoặc kẽm quá mức có thể dẫn đến tình trạng thiếu đồng, vì các nguyên tố này sẽ cạnh tranh nhau khi tham gia trong cùng một hệ thống vận chuyển khi được đưa vào cơ thể.

    Hiện tượng ngộ độc xảy ra do dư thừa các nguyên tố vi lượng tương đối hiếm gặp ở heo. Do khả năng dung nạp của chúng đối với các nguyên tố sắt, kẽm, mangan, đồng và i-ốt rất cao. Hiện tượng ngộ độc chỉ xảy ra khi cung cấp quá dư thừa trong thời gian dài. Biểu hiện sẽ khác nhau đối với Se. Đối với heo, phản ứng này rất mạnh mẽ do được cung cấp quá mức.

    Nguyên tố

    Thiếu hụt

    Ảnh hưởng đặc biệt

    Dư thừa

    Sắt

    Thiếu máu do thiếu sắt (đặc biệt đối với heo con bú mẹ), ức chế miễn dịch

    Biểu hiện không rõ, triệu chứng tiêu chảy không rõ ràng

    Kẽm

    Tổn thương da, lông và móng; vẹo xương, suy giảm miễn dịch

    Tăng năng suất, phòng bệnh tiêu chảy (1000-3000 mg/kg thức ăn)

    Bổ sung dài hạn >1.000 mg/kg thức ăn; giảm năng suất

    Mangan

    Hiếm xảy ra ở heo: rối loạn sinh sản, thoái hóa biểu mô, rối loạn sự phát triển khung xương

    Hiếm khi xảy ra, giảm năng suất

    ?ồng

    Chết phôi sớm, rối loạn sự hấp thu sắt

    Tăng năng suất

    (150-250mg/kg thức ăn)

    ?t xảy ra ở heo: dẫn ?ến tىnh trạng thiếu hụt kẽm/hoặc sắt

    I-ốt

    Rối loạn chuyển hóa năng lượng, giảm trao đổi chất, rối loạn sinh sản

    Tương tự triệu chứng thiếu hụt

    Selen

    Hoại tử gan, loạn dưỡng cơ, thịt nhợt nhạt

    Thiếu máu, sức khỏe yếu, rụng lông

    Bảng 2: Các hậu quả có thể xảy ra do thiếu và thừa các nguyên tố khoáng vi lượng

    Nhu cầu các nguyên tố khoáng vi lượng

    Nhu cầu cho từng loại nguyên tố khoáng vi lượng được xác định thông qua những thí nghiệm về tăng trưởng, về nhu cầu cân bằng, về liều lượng/hiệu quả. Mục tiêu chung không phải là để tránh sự thiếu hụt cụ thể (= nhu cầu tối thiểu), mà thay vào đó là để đạt được năng suất tốt nhất (= nhu cầu tối ưu)

    Các nguyên tố vi lượng đồng và kẽm có biểu hiện đặc trưng bởi một đặc tính đặc hiệu. Khi chúng được bổ sung với liều lượng cao, nó được hiển thị rõ ở khả năng tăng năng suất và sức khỏe. Một số thông tin về điều này được khuyến cáo bên dưới:

    Khuyến cáo của “Hiệp hội sinh lý dinh dưỡng về việc cung cấp các nguyên tố vi lượng cho heo được thể hiện dưới đây (bảng 3).

    Nguyên tố

    Heo nái và đực giống

    Heo con

    Heo thịt và heo giống

    Sắt

    80-90

    80-120*

    50-60

    Kẽm

    50

    80-100

    50-60

    Mangan

    20-25

    15-20

    20

    Đồng

    8-10

    6

    4-5

    I-ốt

    0,6**

    0,15**

    0,15**

    Selen

    0,15-0,20

    0,20-0,25

    0,15-0,20

    * Heo con bú mẹ 200 mg sắt, tiêm vào cơ, 2 – 3 ngày sau khi sanh.

    ** Gia tăng cần thiết trong khi tiếp tục cho ăn thức ăn cung glucosinolate (ví dụ như khô dầu cải)

    Bảng 3: Khuyến cáo cung cấp khoáng vi lượng cho heo (mg/kg thức ăn khô)

    Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong từng loại thức ăn gia súc dao động nhiều và không phải lúc nào cũng đủ để đáp ứng nhu cầu của động vật (bảng 4). Hơn nữa, chỉ dựa vào toàn bộ các nguyên tố vi lượng trong thức ăn thì không thể đảm bảo được. Vì lý do này các nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết phải được bổ sung vào thức ăn.

    Sắt

    Kẽm

    Mangan

    Đồng

    I-ốt

    Selen

    Lúa mạch

    44

    35

    18

    3,4

    0,28

    0,06

    Ngô

    32

    29

    9

    2,8

    0,38

    0,10

    Lúa mạch đen

    52

    15

    53

    5,8

    0,2

    0,07

    Lúa mì

    45

    74

    35

    7,3

    0,36

    0,10

    Khô dầu cải

    414

    74

    75

    6,7

    0,67

    Khô dầu đậu nành

    160

    70

    33

    19,1

    0,25

    0,25

    Khô dầu hướng dương

    525

    46

    56

    29,1

    0,76

    0,10

    Bột cá, 60-65%

    982

    93

    17

    7,5

    3,32

    2,00

    Sữa bột gầy

    9

    44

    1

    0,25

    1,22

    0,08

    Cám lúa mì

    168

    87

    134

    15

    0,32

    0,20

    Bảng 4: Hàm lượng nguyên tố khoáng vi lượng có trong các thực liệu địa phương

    Sử dụng trong thực tế

    Thông thường, số lượng nguyên tố vi lượng thiết yếu phải được bổ sung vào thức ăn nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và đảm bảo năng suất và sức khỏe tối ưu. Việc sử dụng các nguyên tố vi lượng được quy định bởi Luật về Thức ăn của Châu Âu. Hướng dẫn này cho biết hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng bổ sung trong thức ăn tối đa là bao nhiêu và sử dụng ở dạng hỗn hợp nào. Cần lưu ý điều này vì nó liên quan đến hàm lượng sẳn có và tổng lượng cần bổ sung.

    Nguyên tố

    Loại

    Giới  hạn trên

    Sắt

    Heo con trước khi cai sữa 1 tuần

    250 mg/ngày

    Các loại heo khác

    750 mg/kg thức ăn

    Kẽm

    Heo con và heo nái

    150 mg/kg thức ăn

    Các loại heo khác

    120 mg/kg thức ăn

    Mangan

    Các loại heo

    150 mg/kg thức ăn

    Đồng

    Heo con đến 12 tuần

    170 mg/kg thức ăn

    Các loại heo khác

    25 mg/kg thức ăn

    I-ốt

    Các loại heo

    10 mg/kg thức ăn

    Selen

    Các loại heo

    0,50 mg/kg thức ăn

    Bảng 5: Giới hạn trên đối với các nguyên tố khoáng vi lượng

    Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nên nắm được hàm lượng tối đa này và sử dụng triệt để chúng. Theo đó bổ sung hơn thêm vào thức ăn nhìn chung là không thể. Nếu chỉ cung cấp cho con vật các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu nhằm mục đích cải thiện.

    Khuyến cáo được đưa ra là nên thay đổi nguồn nguyên tố khoáng vi lượng bổ sung vào thức ăn. Việc sử dụng các nguyên tố khoáng vi lượng vô cơ là phổ biến. Các nguyên tố khoáng vi lượng hữu cơ ở dạng được bao bọc cũng như nguồn vô cơ đã được xử lý theo công nghệ đặc biệt sẽ được động vật sử dụng tốt hơn. Bằng cách này năng suất cũng như sức khỏe vật nuôi được cải thiện rõ rệt.

    Sử dụng triệt để những tác động đặc biệt của đồng và kẽm

    Một số ảnh hưởng đặc biệt của hàm lượng kẽm và đồng cao được sử dụng như trên được áp dụng khi con vật còn nhỏ. Không phải mọi dạng hợp chất đều thích hợp để đạt được tác động này. Thông thường người ta hay sử dụng đồng dạng sulfat và kẽm oxit. Ở Châu Âu đối với heo con vẫn có thể bổ sung 170 mg đồng cho 1 kg thức ăn cho đến 12 tuần tuổi. Điều này làm cải thiện năng suất vật nuôi. Tuy nhiên, đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm sút số lượng tối đa cần cung cấp của giai đoạn này để nâng cao tình trạng sinh trưởng thông qua việc bổ sung đồng sulfat ở heo con đã được nghiên cứu.

    Ảnh hưởng đặc biệt của hàm lượng kẽm oxit cao chỉ xảy ra ở mức 1.000 – 3.000 mg kẽm trong 1 kg thức ăn. Tất cả các điểm đã phân tích ở trên đều dẫn đến khả năng cải thiện sức khỏe. Trường hợp bị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli có thể được giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nếu cho ăn với hàm lượng kẽm cao kéo dài hơn 2 tuần thì khả năng giảm năng suất sẽ xảy ra.

    MiaTrace Zn – sự lựa chọn chính đáng

    Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học mới nhất về ảnh hưởng của liều lượng kẽm oxit cao. Công ty Miavit GmbH có trụ sở đặt tại Essen i.O. đã nghiên cứu 1 sản phẩm kẽm hết sức sáng tạo (đó là MiaTrace Zn). Sản phẩm đã được thử nghiệm ở Đan Mạch thay thế cho 2.400mg kẽm từ oxit kẽm. Thử nghiệm này được thực hiện trong thực tiễn và được hỗ trợ bởi tổ chức tư vấn SvineRadgivn-ingen.

    Thử nghiệm được thực hiện tại trạm kiểm nghiệm Skjoldborg với tổng cộng 2.309 heo con (giống Landrace/Yorkshire x Duroc). Heo con được cai sữa ở 25 ngày tuổi (trọng lượng trung bình 6.6 kg) được chia thành 2 nhóm. Thử nghiệm kéo dài 42 ngày sau cai sữa. Các chỉ tiêu theo dõi như trọng lượng sống, hấp thu thức ăn, tỉ lệ chết, điều trị bệnh tiêu chảy đều được ghi nhận. Tất cả các số liệu được thu thập vào các ngày 0, 14, 28 và 42. Cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng đều được cho ăn cùng loại thức ăn, chỉ khác nhau về số lượng kẽm và nguồn kẽm.

    Từ kết quả nghiên cứu cho thấy MiaTrace Zn là lựa chọn thay thế tối ưu cho việc bổ sung kẽm ở mức 2.400mg của oxit Kẽm. Sử dụng ở mức 130 mg Kẽm từ sản phẩm MiaTrace Zn đã cho tác dụng tương tự khi bổ sung kẽm liều cao băng oxit kẽm về tình trạng sức khỏe cũng như điều trị tiêu chảy trên heo con.

    SIGRID SEELHORST,

    Trưởng bộ phận Nghiên cứu Phát triển chăn nuôi heo, Miavit, Essen (Oldbg), [email protected]

    CÔNG TY TNHH MIAVIT VIỆT NAM

    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Lexington Residence,

    67 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.

    ĐT: 028 37402326 Fax: 028 37402329

    MTS: 0314177174

    1 Comment

    1. Trần Quang Đức

      Cho mình hỏi nhà cung cấp axit amin cho heo với nhé.cảm ơn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.