Tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc, giá lợn hơi xuất chuồng chạm mốc 56.000 đồng/kg, tăng 200% so với cùng kỳ năm 2017. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua và cao nhất khu vực.
Trước lo ngại về nguy cơ phá vỡ thị trường và ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương triển khai những giải pháp ổn định nguồn cung mặt hàng thịt lợn.
Đàn lợn được xuất bán tại kho của Công ty CP Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Lê Đức Hoảnh
Mất cân đối cung cầu
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 7/2018, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng, với mức tăng so với tháng trước 3.000 – 5.000 đồng/kg.
Giá lợn tăng cao không đồng đều tại các địa phương và tùy thuộc chất lượng lợn, như tại: Phổ Yên (Thái Nguyên), Hải Hậu (Nam Định), Khoái Châu (Hưng Yên), Ứng Hòa (Hà Nội), Hải Dương, Quảng Ninh… đạt mức cao nhất, 56.000 đồng/kg, đối với lợn chất lượng cao, có trọng lượng trên 100 kg/con.
Còn tại các tỉnh miền Nam, giá lợn hơi thấp hơn và mức tăng không nhiều. Tại tỉnh Bạc Liêu, giá 46.000 đồng/kg; Tiền Giang 47.000 – 48.000 đồng/kg; Đồng Nai khoảng 50.000 đồng/kg.
Theo đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá lợn hơi tháng 7 tăng là do mất cân đối cung cầu cục bộ ở một số địa phương; giá tăng cao kỷ lục ở miền Bắc còn do mưa lũ ảnh hưởng tới việc giết mổ, cũng như hoạt động vận chuyển thịt lợn đến nơi tiêu thụ.
Việc mất cân đối cung cầu thịt lợn trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2018 sẽ dần được khắc phục, do từ tháng 3, giá bán tăng theo hướng có lợi cho người chăn nuôi, nông dân đầu tư trở lại cho tái đàn và nuôi thâm canh.
Ông Phạm Công Thiếu, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho rằng: “Giá lợn sẽ còn đứng ở mức cao từ nay đến hết Tết Nguyên đán vì việc tái đàn cần khoảng 4-6 tháng. Sau khi tái đàn để đủ phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân thì tới Tết là thời điểm nhu cầu thịt lợn tăng cao, do đó, phải qua Tết giá mới có thể giảm”, ông Thiếu nói.
Thịt nhập tăng mạnh
Trong khi giá thịt lợn trong nước ở mức cao thì giá thịt lợn nhập khẩu lại đang ở mức thấp. Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 6, Việt Nam nhập khẩu 678 tấn thịt lợn, trị giá 1,03 triệu USD, tăng 50,4% về lượng và tăng 50,7% về trị giá so với tháng 5. Giá thịt lợn nhập khẩu trung bình 1.524 USD/tấn, tương đương 35.000 đồng/kg.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.806 tấn thịt lợn, trị giá 4,88 triệu USD, tương đương 1.739 USD/tấn và 40.000 đồng/kg. Như vậy, tính trung bình, giá thịt lợn hơi trong nước đang đắt gấp 1,6 lần giá thịt lợn nhập khẩu.
Trước đây, nguồn thịt lợn nhập khẩu phần lớn được đưa vào chế biến thực phẩm do có giá khá thấp và ổn định. Tuy nhiên, do năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, giá lợn trong nước giảm mạnh, có thời điểm chỉ 25.000 đồng/kg lợn hơi nên doanh nghiệp quay sang mua lợn trong nước để sản xuất, khiến lượng lợn nhập giảm đáng kể. Nay giá lợn hơi trong nước tăng cao, họ lại chuyển sang thịt nhập khẩu.
Theo lãnh đạo Công ty CP Việt Nam, người tiêu dùng trong nước quen sử dụng thịt lợn “nóng”, tức vừa được giết mổ xong phải đưa ngay ra thị trường, còn thịt lợn nhập khẩu là hàng đông lạnh nên chỉ phù hợp cho chế biến. Vị lãnh đạo này cho biết, do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nên nguồn thịt lợn, thịt gà hiện nay tại Mỹ tồn kho rất lớn. Các doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách bán tháo nguồn hàng này với giá rẻ. Nếu nguồn thịt này tràn vào Việt Nam, sẽ nhanh chóng tác động tới giá lợn trong nước.
Ông Đoàn Ngọc Thơ, Giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm tại TP. Hồ Chí Minh xác nhận, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng số lượng thịt nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Vissan, cũng tin rằng, thịt lợn nhập sẽ làm hạ nhiệt giá thịt lợn trong nước nhưng cần độ trễ khoảng 1-2 tháng. “Thịt lợn nạc tập trung cho chế biến, còn các chủng loại khác được nhập về để thăm dò thị trường cũng như tìm quy cách phù hợp”, ông Phú nhận định.
Với giải pháp nhập khẩu lợn để bình ổn giá thị trường trong nước, ông Thiếu cho rằng, cần phải tính toán kỹ, nên hạn chế và nếu nhập thịt lợn thì ở mức vừa phải. Người chăn nuôi lợn đã thua lỗ hơn một năm nay, bây giờ mới bắt đầu phục hồi, cần một thời gian để có thể tái đàn. Để đảm bảo được 60 triệu con lợn thịt cung cấp cho thị trường trong nước thì phải nuôi được 3,2 triệu lợn nái, việc tái đàn cũng cần kiểm soát, tránh khủng hoảng thừa thịt lợn như trước đây.
Ngăn doanh nghiệp làm giá
Trước tình hình giá lợn hơi xuất chuồng tăng quá cao và diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành đề nghị triển khai những giải pháp ổn định nguồn cung mặt hàng thịt lợn.
Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, hiện giá lợn hơi của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực, hoàn toàn do thị trường trong nước và người chăn nuôi chi phối. Việc giá thịt lợn tăng quá cao ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và nguy cơ gây phá vỡ các cân đối của ngành hàng thịt trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Khác với nhiều năm, giá lợn hơi hiện tăng cao ở khu vực nông thôn, chợ cóc, khu vực giết mổ nhỏ lẻ. Lý do là, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không tiếp cận được nguồn cung lợn hơi từ các trang trại lớn, doanh nghiệp gây lan tỏa tâm lý “thị trường đang thiếu thịt”, kéo giá thịt heo cả nước lên cao.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương thông tin thường xuyên và đầy đủ về giá cả, nguồn cung thịt lợn để người nuôi và thương lái cùng có trách nhiệm ổn định thị trường. Khuyến cáo người chăn nuôi, thương lái không đẩy giá lợn hơi vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg; xuất bán đúng tuổi, đúng khối lượng; không đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá và tuyệt đối không để các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn làm giá.
Nhật Nam
Nguồn: Kinh tế Nông thôn
Một trong những biện pháp nhằm hạ nhiệt giá thịt lợn mà ngành nông nghiệp đưa ra là khuyến cáo người tiêu dùng chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm theo hướng phù hợp với nguồn cung trong nước. Hiện tại, thịt gà thả vườn, thịt vịt, thịt gà công nghiệp, trứng gia cầm trong nước sản xuất nhiều, chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
- giá thịt lợn li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- Giá lợn tăng bất thường li>
- giá lợn tăng cao li>
- giá heo tăng mạnh li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất