Cách xử trí khi vật nuôi bị sốc nhiệt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Cách xử trí khi vật nuôi bị sốc nhiệt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh sốc nhiệt là một bệnh rất phổ biến, thường xảy ra trên gia súc, đặc biệt là trên trâu và bò. Bệnh đã gây thiệt hại về kinh tế đương đối lớn đối với bà con chăn nuôi hiện nay.

     

    Bệnh sốc nhiệt thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao. Bệnh tác động, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt của gia súc, làm cho thân nhiệt gia súc tăng lên đột ngột, dễ gây ra một số bệnh liên quan đến shock nhiệt như: cảm nắng, cảm nóng.

     

    Nguyên nhân gây bệnh

     

    Gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng gắt và ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, vùng cổ gây ra bệnh cảm nắng. Cột hoặc nhốt gia súc ngoài trời nắng nóng. Gia súc sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng sẽ dễ xảy ra bệnh cảm nắng.

     

    Chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật chội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức, không khí nóng ẩm, ít gió, gió không lưu thông sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt cơ thể của gia súc gây ra bệnh cảm nóng. Gia súc mang thai hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cảm nóng.

     

    Phân biệt về triệu chứng, bệnh tích

     

    GIAI ĐOẠN

    CẢM NẮNG

    CẢM NÓNG

    Giai đoạn đầu

    – Con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt thấy tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.

    – Con vật sốt cao 40-41,50C.

    – Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.

    – Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.

    – Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.

     

    Giai đoạn sau

    – Gia súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.

    – Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết.

    – Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.

    – Gia súc rất khó thở, hóp bụng để thở.

    – Gia súc có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.

    – Gia súc có dấu hiệu thần kinh không ổn định, hôn mê, co giật rồi chết.

    – Gia súc chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.

     

    Cách phòng và điều trị bệnh

     

    Phòng bệnh

     

    Mật độ nuôi vừa phải, thông thoáng và mát mẻ. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác phải đúng kỹ thuật. Chế độ làm việc, vệ sinh trong những ngày nắng nóng phải phù hợp. Kịp thời xử trí khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh.

     

    Sử dụng thường xuyên một trong những sản phẩm sau để bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của trâu, bò như: ELECTROLYTE hoặc GLUCO-K-C hoặc GLU.K.C – S hoặc ANTI – STRESS hoặc VITAMIN C (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).

     

     

    Điều trị

     

    Đưa ngay gia súc vào nơi thoáng mát. Có thể dùng quạt để tạo gió mát liu riu từ phía trước của gia súc, tốc độ quạt nhẹ vừa phải sẽ giúp cho gia súc hạ nhiệt từ từ, tránh làm gia súc choáng, sốc nhiệt.

     

    Đối với những gia súc bị nặng có thể dùng khăn sạch chườm nước đá tại vùng ngực, vùng thân, vùng mặt, sau cùng là vùng đầu khoảng tầm 1 giờ. Ngay sau đó có thể tắm toàn thân cho gia súc (Không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu của gia súc, làm vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc, choáng và có thể làm chết gia súc). Có thể tiêm atropin (chống co giật), cafein (hỗ trợ hô hấp).

     

    Sử dụng các sản phẩm sau đây để điều trị kịp thời, hiệu quả đối với bệnh này (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).

     

    • Hạ sốt, giảm đau; Tăng cường sức đề kháng, dùng ANALGIN-C.

    • Tăng lực, phục hồi sức khỏe; Chống suy nhược và bại liệt, dùng

    • Cung cấp dưỡng chất giúp gia súc vượt nhanh qua bệnh, dùng SUPER.

    • Giúp gia súc thông khí quản, hỗ trợ hô hấp, dùng

    • Chống stress, chống nắng nóng, dùng ELECTROLYTE hoặc GLUCO-K-C.

    Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bà con chăn nuôi hiểu hơn về bệnh shock nhiệt (cảm nắng, cảm nóng) trên gia súc để có thể phòng tránh hay điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả nhất.

     

    Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm Thuốc Thú y của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu, hoặc tư vấn về quy trình nuôi, cách thức phòng và trị bệnh trong chăn nuôi thú y, Quý bà con vui lòng liên hệ qua Hotline công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đồng hành cùng Quý bà con./.

    CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU

     

    130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

     

    (+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349

     

    1900 986 834 [email protected]

     

    apc-health.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.