TP. Hồ Chí Minh, ngày 5/1/2018 – Học sinh tham gia cuộc thi ảnh “Cai Nhậu Kháng Sinh Cho Gia Cầm” cho thấy giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong sản xuất gà, vịt cần bắt đầu từ cam kết áp dụng các thực hành chăn nuôi tốt. Cuộc thi diễn ra ở tỉnh Đồng Tháp từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018.
“Khi thật sự yêu đàn gà của mình thì người nông dân sẽ tìm tòi cách chăn nuôi tốt, để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn, để giảm nhu cầu điều trị bằng thuốc kháng sinh cho vật nuôi”, Trần Thanh Nam (17 tuổi) nói.
Nam là một trong 123 học sinh trường THPT Thanh Bình 1 và Châu Thành 1 đưa ra nhiều cách truyền thông mới mẻ về lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam, thông qua hình chụp, tranh vẽ và bài viết ngắn.
Với tác phẩm Để Gà Sạch Chính Hiệu, Nguyễn Lê Duy Thanh (18 tuổi) miêu tả một trang trại mở “tiệc nhậu kháng sinh”, cho gà từ lớn đến nhỏ say xỉn vì thuốc, mà ông chủ vẫn lừa người tiêu dùng quảng cáo bán “gà sạch”.
Tác phẩm Để Gà Sạch Chính Hiệu của Nguyễn Lê Duy Thanh
Một tác giả khác, Trần Lê Huỳnh Thư, vẽ bức tranh mang tên Tui Kể Mình Nghe, lấy bối cảnh hai vợ chồng đang bàn bạc tìm cách hạn chế dùng kháng sinh bằng các thực hành chăn nuôi tốt, như chọn giống khỏe mạnh, lên kế hoạch tiêm vắc-xin đúng đắn. Thư (18 tuổi) tin rằng việc giảm thiểu kháng sinh chỉ thật sự hiệu quả khi những vợ chồng chăn nuôi chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhiều hơn, mặc dù ở nông thôn người trong nhà ít trao đổi với nhau.
Tác phẩm Tui Kể Mình Nghe của Trần Lê Huỳnh Thư
Tất cả thí sinh đã đặt vấn đề lạm dụng kháng sinh trong đa dạng các mối quan hệ xã hội, và không quên đưa vào đó phong cách dí dỏm.
Với 10 giải thưởng, “Cai Nhậu Kháng Sinh Cho Gia Cầm” sẽ tổ chức lễ trao giải tại huyện Thanh Bình và Châu Thành ngày 8 và 9/1.
Cuộc thi được tổ chức bởi Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford, Trung Tâm Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe Đồng Tháp, và Sở Giáo Dục – Đào Tạo Tỉnh.
“Cai Nhậu Kháng Sinh Cho Gia Cầm” là một hoạt động cộng đồng thuộc ViParc, dự án nghiên cứu với mục đích giúp người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi gà khỏe mạnh nhưng sử dụng ít kháng sinh hơn.
ViParc được thực hiện trong bối cảnh việc sử dụng sai, sử dụng quá mức kháng sinh còn phổ biến trong ngành chăn nuôi Việt Nam, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh (lờn thuốc kháng sinh). Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn chống lại được tác dụng của thuốc, khiến việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật và người bị thất bại.
Các nhà khoa học ViParc gần đây tìm thấy vi khuẩn Salmonella kháng với colistin trong thịt heo mua từ chợ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh (loại Salmonella không thương hàn). Đây là lần đầu tiên vi khuẩn kháng colistin được phát hiện trên thịt ở Việt Nam. Colistin là thuốc kháng sinh dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn nặng, thường chỉ được sử dụng cho người như giải pháp cuối cùng, khi các thuốc khác không hiệu quả.
###
Để xem các tác phẩm đạt giải cuộc thi ảnh “Cai Nhậu Kháng Sinh Cho Gia Cầm”, vui lòng xem tập tin PDF đính kèm
Để có thêm thông tin hoặc phỏng vấn chuyên gia, vui lòng liên hệ:
Chị Vũ Thị Quỳnh Giao, Điều Phối Viên Kết Nối Công Chúng, Dự Án ViParc
Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford
764 Võ Văn Kiệt, P. 1, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 093-6050-772 | Email: [email protected]
Trang thông tin điện tử: www.viparc.org và www.oucru.org
- thay thế kháng sinh li>
- thức ăn không kháng sinh li> ul>
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất