Tám đơn vị bán lẻ và thương hiệu bánh đang đồng hành cùng Công ty Cổ phần Nguyên Khôi Xanh (đơn vị sở hữu thương hiệu Nguyên Khôi Farm – Thịt lợn tự nhiên, gọi tắt là Nguyên Khôi) thực hiện chính sách không sử dụng chuồng cũi cá thể nuôi nhốt lợn nái mang thai và chuyển đổi sang hệ thống nuôi theo nhóm – hệ thống chăn nuôi đảm bảo phúc lợi động vật.
Mô hình chăn nuôi lợn nái theo nhóm, Frenderupgaard, Đan Mạch– Mô hình Công ty Nguyên Khôi hướng đến. Ảnh: Fei Xie, Wageningen University, Hà Lan.
Theo kế hoạch chuyển đổi, 25% số lợn nái trên tổng đàn sẽ được chuyển đổi sang nuôi theo nhóm năm 2023, và con số này sẽ đạt 100% vào năm 2025. Chính sách chuyển đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều khách hàng quan tâm phúc lợi động vật. Humane Society International (HSI)-Tổ chức toàn cầu hoạt động với sứ mệnh bảo vệ các loài động vật – đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật trong dự án này. Đội ngũ kỹ thuật HSI sẽ có các chuyến thăm làm việc tại trại, đồng thời kết nối người chăn nuôi với các chuyên gia đầu ngành. HSI cũng sẽ đồng hành cùng Nguyên Khôi tư vấn hướng đến các chương trình chứng nhận chăn nuôi đạt các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật.
Nguyên Khôi (trang trại tại Phú Thọ) là một trong những doanh nghiệp sản xuất thịt lợn đầu tiên ở Việt Nam tham gia phong trào toàn cầu không sử dụng chuồng cũi nuôi nhốt lợn nái. Ngành công nghiệp thịt lợn hiện nay đang nuôi nhốt phần lớn lợn nái trong chuồng cũi suốt thời gian mang thai gần bốn tháng. Trong hệ thống chăn nuôi này, vật nuôi không thể quay đầu, lúc nằm xuống cũng rất khó khăn, di chuyển một vài bước chân lên xuống là điều không thể.
Vì thế, Nguyên Khôi ban hành chính sách cam kết chuyển đổi sang mô hình nuôi lợn nái theo nhóm. Đây là mô hình chăn nuôi được khoa học chứng minh tạo điều kiện cho vật nuôi có không gian vận động và khu vực nghỉ ngơi thoải mái trong suốt thời gian mang thai và đã được áp dụng thành công trên thế giới.
“Phúc lợi động vật ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới và Nguyên Khôi mong muốn đồng hành cùng xu hướng này. Chúng tôi xem phúc lợi động vật là giá trị cốt lõi của công ty và càng tin tưởng rằng khách hàng cũng trân trọng điều đó”, bà Nguyễn Phương Thảo, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành cho biết. “Chúng tôi cũng mong muốn được hợp tác hơn nữa với HSI và các đối tác bán lẻ để nâng cao nhận thức người tiêu dùng về phúc lợi động vật trên cương vị là một trong những công ty chăn nuôi đầu tiên thực hiện sáng kiến này ở Việt Nam”.
Chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ và tự nhiên Xanh Sẫm đồng hành cùng Nguyên Khôi với cam kết chỉ bán 100% thịt lợn được chăn nuôi theo tiêu chuẩn nhân đạo tại tất cả cửa hàng hiện tại và tương lai vào năm 2025. “Là một trong những đơn vị kinh doanh thực phẩm bền vững tại Hà Nội, chúng tôi hoan nghênh Nguyên Khôi vì bước chuyển mình tiên phong này. Nâng cao phúc lợi động vật trong ngành chăn nuôi là rất quan trọng và phù hợp với giá trị cốt lõi của Xanh Sẫm”, bà Lại Thị Hương, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập Xanh Sẫm chia sẻ.
An Nông Farm, đơn vị bán lẻ tại tỉnh Quảng Bình đồng hành cùng nhà cung cấp thịt lợn ban hành cam kết sử dụng nguồn cung thịt lợn không nuôi nhốt trong chuồng cũii, đạt mục tiêu 100% năm 2025. “Chúng tôi có chung tầm nhìn về việc sản xuất và cung ứng thực phẩm bền vững không chỉ tập trung vào con người, môi trường mà còn quan tâm đến động vật. Chương mới của Nguyên Khôi hướng đến phúc lợi động vật hoàn toàn phù hợp với giá trị cốt lõi của chúng tôi”, chia sẻ từ bà Lê Thị Thanh Thuỷ, Giám đốc điều hành An Nông Farm.
Ba đơn vị bán lẻ một số tỉnh phía Bắc cùng đồng hành với Nguyên Khôi trong chiến dịch phúc lợi động vật.
Bà Nguyễn Thị Mỵ, sở hữu thương hiệu Khỏe 365 Mart tại tỉnh Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được tham gia vào dự án này, và sẵn sàng đồng hành lâu dài cùng nhà cung cấp với cam kết đạt 100% vào năm 2025”.
TrangHealthy, chuỗi bán lẻ các sản phẩm cao cấp tại tỉnh Lào Cai: “Đồng hành cùng thương hiệu Nguyên Khôi lâu năm cũng đã ban hành chính sách tương tự”, bà Nguyễn Huyền Trang, sáng lập thương hiệu này cho biết.
Không nằm ngoài xu hướng này, bà Hoàng Thị Minh Trang, nhà sáng lập Organio Corner tại tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, “Phúc lợi động vật là một xu hướng mới ở Việt Nam, Orgnio Corner lấy làm vinh dự khi là một trong những công ty đón đầu xu hướng này. Chúng tôi cam kết chỉ bán 100% thịt lợn từ mô hình chăn nuôi đạt chuẩn phúc động vật như là một cam kết dài hạn với người chăn nuôi”.
Stephanie, thương hiệu bánh hữu cơ đầu tiên tại Hà Nội, một đối tác của Nguyên Khôi, tham gia kêu gọi vì phúc lợi động vật và đồng thời thực hiện cam kết chuyển đổi sang sử dụng 100% thịt lợn chăn nuôi theo chuẩn nhân đạo trong năm 2025. “Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng nguyên liệu từ Nguyên Khôi vì giá trị cốt lõi và tầm nhìn tương đồng”, bà Lê Thu Trà, Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập cho biết.
Tương tự, hai thương hiệu bán lẻ khác cũng đã đồng hành trong chiến dịch này là EcoFoods với cam kết đạt 50% vào năm 2025, và Leaf Organic 80% cùng năm. Hai thương hiệu này cũng cam kết sẽ làm việc các nhà cung cấp khác chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi phúc lợi động vật cao.
Nguyên Khôi tham gia cùng các công ty chăn nuôi hàng đầu ở Đông Nam Á, như Betagro, chuyển đổi sang hệ thống nuôi lợn nái theo nhóm.
“Nguyên Khôi, Xanh Sẫm, Khoẻ 365 Mart, TrangHealthy, Organic Corner, An Nông Farm, Stephanie, Leaf Organic và Eco foods đã thể hiện sự quan tâm đến phúc lợi động vật bằng cách ban hành cam kết thực hiện chuyển đổi. Người tiêu dùng quan tâm đến đến cách động vật được đối xử như thế nào và đồng thời lên án sự ngược đãi động vật trong chuồng cũi chật hẹp trong suốt vòng đời của chúng. Với chính sách này, doanh nghiệp và người chăn nuôi đang gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng tương lai của ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam sẽ là chăn nuôi lợn nái theo nhóm”, bà Lê Thị Hằng, Quản lý chương trình Phúc lợi Động vật Trang trại, HSI Đông Nam Á chia sẻ.
HSI hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong ngành thực phẩm cũng như người chăn nuôi để đảm bảo việc chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi phúc lợi cao được thành công theo cách tiếp cận chuyển giao kiến thức, nâng cao năng lực và kết nối với các chuyên gia đầu ngành.
Bởi những nỗ lực này cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng từ ngành thực phẩm thế giới, người chăn nuôi tại Việt Nam và trong khu vực đang cải thiện đời sống của động vật trang trại bằng cách cam kết không nuôi nhốt lợn trong chuồng cũi. Điển hình là ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn và thực phẩm như Tesco Lotus, Sodexo, Unilever và chuỗi khách sạn Hilton, đã áp dụng chính sách chỉ thu mua thịt lợn chăn nuôi từ mô hình nuôi lợn nái theo nhóm. Đây được xem theo như một phần trong chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Mọi thông tin liên quan đến bất kỳ sản phẩm, dịch vụ thương mại cụ thể hoặc việc sử dụng bất kỳ thương hiệu, thương mại, doanh nghiệp hoặc tên công ty trong thông cáo báo chí này nhằm mục đích cung cấp thông tin cho cộng đồng và không cấu thành hoặc ngụ ý xác nhận bởi Tổ chức HSI hoặc các thành viên của Tổ chức về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc công ty sản xuất hay cung cấp và không được hiểu hoặc dựa vào, trong bất kì trường hợp nào theo ngụ ý hoặc cách hiểu khác như một đề xuất đầu tư. Các liên kết và đường liên kết dẫn đến các website khác chỉ để thuận tiện cho việc truy cập, không biểu thị hay ngụ ý bất kì sự chứng thực nào cho nội dung hay bất kì quan điểm nào được thể hiện trên website đó.
Hang Le
Về Tổ chức Humane Society International:
Đã và đang thúc đẩy phúc lợi động vật ở hơn 50 quốc gia, Humane Society International hoạt động trên toàn cầu để hài hoà mối quan hệ giữa con người và động vật, cứu hộ và bảo vệ chó mèo, cải thiện phúc lợi động vật trang trại, bảo vệ động vật hoang dã, thúc đẩy thử nghiệm và nghiên cứu không gây tàn ác trên động vật, ứng phó với thiên tai và ngăn chặn sự tàn ác đối với động vật dưới mọi hình thức.
Để biết thêm thông tin, xem tại: hsi.org. Follow HSI on Twitter, Facebook and Instagram.
Liên hệ truyền thông:
Lê Thị Hằng, Quản lý chương trình Phúc lợi Động vật Trang trại, Humane Society International Đông Nam Á: [email protected]
- phúc lợi động vật li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất