4 cán bộ xã Đại Sơn, một xã được hưởng các chính sách của Chương trình 135 thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, gồm Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội Nông dân xã cùng một nông dân địa phương hùm tiền, vay vốn để thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.
Và, mặc dù chưa hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo quy định, song các “ông chủ” này đã đưa HTX đi vào hoạt động, thả nuôi hàng ngàn con heo lấy thịt.
Bên lề đường tuyến QL14B, đoạn qua địa bàn thôn Tân Đợi, xã Đại Sơn, một tấm biển chỉ dẫn to tướng đề dòng chữ “HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát” với đầy đủ các ngành nghề như chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; trồng cây nông lâm nghiệp, cây dược liệu; cung ứng cây giống;… rất bắt mắt. Đi theo biển chỉ dẫn, chúng tôi ghi nhận HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát nằm cách QL14B chừng 100m, có quy mô bề thế gồm dãy nhà chăn nuôi, dãy nhà làm việc… được bao bọc trong khuôn viên rất rộng rãi.
Mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết, song HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát đã thả nuôi 1.300 con heo lấy thịt.
Ông Dương Mười đang có mặt tại HTX cho biết ông là quản lý ở đây, nhưng thực tế, những ông chủ thực sự của HTX không chỉ có mình ông mà còn có ông Lê Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn; ông Ngô Vinh, Chủ tịch UBND xã; ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã; ông Bùi Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã. Cả 5 người đã hùn tiền, vay vốn mở HTX này.
Theo ông Mười, HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát được xây dựng trên diện tích 1,3ha và vừa hoàn thành sơ bộ vào cuối năm 2017. Hiện trong HTX có khu chăn nuôi heo tập trung với 1.300 con được thả nuôi từ tháng 1-2018.
Khi chúng tôi hỏi các giấy phép liên quan đến HTX thì ông Mười không đưa ra được vì cho biết hiện các giấy tờ liên quan do các lãnh đạo xã và cũng là đồng “ông chủ” đang giữ.
Dẫn chúng tôi đi tham quan khu chăn nuôi heo, theo ghi nhận, hệ thống xử lý chất thải ở đây khá sơ sài gồm 1 hồ chứa chất thải, 1 hồ lắng, sát cạnh phía ngoài là một hồ nước tự nhiên. Khu chăn nuôi heo tập trung được xây dựng khá quy mô, bài bản, hiện có 2 công nhân làm việc liên tục và 2 học viên chuyên ngành thú y đang thực tập tốt nghiệp. Trong các chuồng trại, hàng ngàn con heo ước chừng có trọng lượng từ 20-40kg đang trong quá trình phát triển tốt.
Để tìm hiểu rõ hơn về tính hợp pháp của HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn, một trong những người chủ của HTX này. Ông Tuân thẳng thắn thừa nhận cùng với 3 cán bộ khác của xã và ông Mười hùn vốn làm HTX. Tuy chưa có một số giấy phép cần thiết như Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quy hoạch tổng thể HTX, song cơ sở này đã tiến hành thả nuôi 1.300 con heo lấy thịt từ tháng 1-2018.
Cũng theo ông Tuân thì số tiền đầu tư vào HTX đến lúc này đã lên đến hơn 2 tỷ đồng, trong đó đa phần là tiền vay từ Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, mỗi thành viên góp vốn còn đóng góp 200 triệu đồng để xử lý các khoản kinh phí phát sinh khác trong quá trình HTX hoạt động.
Còn ông Ngô Vinh, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, cũng thừa nhận HTX vẫn chưa hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo quy định. Ông Tuân phân trần rằng xã Đại Sơn là một xã nghèo, được hưởng các chính sách theo Chương trình 135. Số hộ nghèo của xã hiện nay là 24%. Xã có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế rừng kết hợp chăn nuôi tập trung nên các lãnh đạo của xã đã cùng bắt tay mở HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát để làm mô hình điểm, qua đó nhằm khuyến khích người dân trên địa bàn nhân rộng mô hình này.
Ông Trần Văn Mai, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, khi được chúng tôi cho biết HTX nông nghiệp Tân Hưng Phát đã tiến hành thả nuôi hàng ngàn con heo lấy thịt khi chưa hoàn thiện các thủ tục, ông Mai nói rằng sẽ cho cán bộ huyện đến kiểm tra và xử lý nghiêm. Còn Trung tá Hồ Song Ân, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết sẽ cử tổ công tác vào cuộc xác minh, làm rõ.
Ngọc Thi
Nguồn: Báo CAND
Trong quá trình thực tế tác nghiệp tại xã Đại Sơn ngày 6-3, chúng tôi ghi nhận tại khu đất đồi nằm bên tuyến QL14B, đối diện vườn ươm Vịnh Phương ở thôn Tân Đợi, một chiếc xe múc đang hối hả múc đất đồi để nhiều công nhân tiến hành sàng lấy đất mịn.
Một công nhân ở đây cho biết, họ được ông chủ cơ sở vườn ươm Vịnh Phương thuê để sàng đất, lấy đất tốt phục vụ việc ươm cây. Chúng tôi liên hệ với ông Đỗ Thúc Vịnh, chủ cơ sở vườn ươm, qua số điện thoại 0905.XXX444 ghi trên tấm biển của cơ sở để tìm hiểu cơ quan nào đã cho phép ông sử dụng xe cơ giới san ủi cả quả đồi để lấy đất thì được ông Vịnh cho biết, ông đã báo cáo với UBND xã Đại Sơn và được ông Ngô Vinh, Chủ tịch UBND xã “tạo điều kiện” (?!).
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Vinh đã phủ nhận việc này, đồng thời cho biết đã cử cán bộ địa chính xuống lập biên bản vi phạm của ông Vịnh để xử lý theo quy định.
- chăn nuôi li>
- cán bộ xã li>
- hợp tác xã li>
- hùm vốn chăn nuôi li>
- xã nghèo li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất