[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Người dân cần có nhận thức đúng, đầy đủ về cơ chế truyền lây của những bệnh truyền nhiễm ở lợn. Có thể tiêu thụ thịt lợn khỏe ngay trong ổ dịch cũng vẫn đảm bảo an toàn. Thậm chí, lợn có thể chớm mắc các bệnh truyền nhiễm riêng của loài lợn (không lây sang người) mà thể trạng vẫn còn khỏe mạnh, chúng ta có thể giết mổ lấy thịt làm thực phẩm nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc.
Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho lợn nhưng lại tuyệt đối không gây bệnh cho các loài động vật khác.
Ngay từ khi xuất hiện sự sống, trong sự đấu tranh của các loài sinh vật thì bệnh tật đã xuất hiện. Đặc biệt là tác động gây bệnh của các loài vi sinh vật tới các động vật bậc cao như con người và các loài động vật khác, chúng đã gây ra những bệnh tật hiểm nghèo tạo ra những nạn dịch thảm khốc và cướp đi nhiều sinh mạng.
Cũng từ đó, con người đã nhận thấy có những bệnh truyền nhiễm chỉ gặp ở một số loài động vật và trong cùng một vụ dịch có thể có cá thể mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ.
Mặt khác, có những bệnh sau khi bị bệnh qua khỏi thì vĩnh viễn không bị mắc lại ví dụ bệnh đậu ở người, tức là con người đã biết tới những gì mà ngày nay chúng ta gọi là Miễn dịch.
Một trong những loại Miễn dịch được con người nhận biêt đó là Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối hay còn gọi là Miễn dịch bẩm sinh tuyệt đối. Đó là đặc tính không mắc phải một bệnh hay một số bệnh nào đó do một loại vi khuẩn hay vi rut nhất định gây ra. Trạng thái Miễn dịch này có tính chất bẩm sinh ở các loài động vật, mà trong bất cứ điều kiện nào khả năng Miễn dịch của cơ thể cũng không bị phá vỡ, thậm chí khi đưa vào cơ thể một lượng lớn mầm bệnh thì cơ thể đó vẫn không mắc bệnh.
Điều này giải thích tại sao có những bệnh chỉ xảy ra ở loài động vật này, mà không bao giờ xảy ra ở loài động vật khác, thậm chí chỉ xảy ra ở lứa tuổi này mà không xảy ra ở lứa tuổi khác.
Trong thực tế chúng ta có thể thấy: HIV, Giang mai, bệnh Phong … chỉ gây bệnh cho người mà không gây bệnh cho bất cứ loài động vật nào khác; Bệnh Lở mồm long móng chỉ mắc ở động vật móng guốc chẵn như trâu bò, dê cừu hươu nai, mà không mắc ở động vật móng guốc đơn như Ngựa, lừa, la và cũng không gây bệnh cho người hay gà vịt.
Đối với loài lợn, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm rât nguy hiểm cho lợn nhưng lại tuyệt đối không gây bệnh cho các loài động vật khác, đó chỉ là những bệnh riêng của loài lợn, có thể kể ra đây một số bệnh đã và đang gây ra những tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi lợn, giết chết nhiều lợn nhưng lại không hề tác động đến sức khỏe con người: bệnh suyễn lợn, bệnh Tụ huyết trùng lợn, bệnh Dịch tả lợn cổ điển, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh, bệnh Dịch tả lợn châu Phi…
Hiện nay, nhiều bệnh dịch đang nổ ra ở đàn lợn nuôi trên cả nước như bệnh Lở mồm long móng, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa bùng phát, gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi không chỉ ở phương diện: số lợn mắc bệnh nặng bị tiêu hủy, tốn kém trong chi phí cho việc dập tắt ổ dịch, thì một trong những nguyên nhân làm giá lợn thịt giảm thấp là do người dân chưa nhận thức được đầy đủ về cơ chế lây bệnh của những bệnh truyền nhiễm ở lơn, lo ngại ăn thịt lợn sẽ bị lây bệnh hoặc tác động không lợi đến sức khỏe nên đã tẩy chay thịt lợn trong nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày dù cho là nguồn thịt từ những lợn khỏe mạnh.
Không nên thái quá mà nói Không với thịt lợn – một nguồn dinh dưỡng tôt cho sức khỏe
Là một nhà khoa học chuyên ngành, tôi thấy người dân cần có nhận thức đúng về vấn đề này, có thể tiêu thụ thịt lợn khỏe ngay trong ổ dịch cũng vẫn đảm bảo an toàn. Trong trường hợp, thậm chí lợn có thể chớm mắc các bệnh truyền nhiễm riêng của loài lợn (không lây sang người) mà thể trạng vẫn còn khỏe mạnh, chúng ta có thể giết mổ lấy thịt làm thực phẩm, nhưng cần lưu ý phải theo đúng quy định phòng chống dịch, không được giết mổ bừa bãi trong ổ dịch. Cùng với đó là chế biến kỹ càng, tiêu thụ tại chỗ, chứ không vận chuyển ra ngoài. Đồng thời không ăn tái, ăn sống sẽ không có ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy trong những trường hợp cụ thể, cần có những nhận thức đúng đắn, không nên thái quá mà nói Không với thịt lợn – một nguồn dinh dưỡng tôt cho sức khỏe!
PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Thịt lợn li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- tẩy chay thịt lợn li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất