Thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính và đổi mới kiểm tra chuyên ngành, để tạo điều kiện tối đa cho SXKD và XNK động vật và sản phẩm động vật trên cạn, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo cắt giảm tối đa các thủ tục không cần thiết.
Nếu không kiểm dịch sản phẩm chăn nuôi đã qua chế biến thì nguy cơ thực phẩm bẩn sẽ tràn vào Việt Nam
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng phải bỏ cả kiểm dịch XNK sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến. Điều này gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ của các hiệp hội, DN, nhà quản lý và người chăn nuôi. Bởi trong bối cảnh phải cạnh tranh khốc liệt với thế giới, việc bỏ kiểm dịch, thực phẩm bẩn sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam gây hại ngành chăn nuôi và người tiêu dùng…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Cục Thú y đã chủ trì xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Theo đó, dự thảo sẽ cắt giảm tần suất lấy mẫu kiểm dịch 84% đối với sản phẩm động vật NK để gia công, chế biến XK (6 lô kiểm tra 1 lô); giảm tần suất lấy mẫu kiểm dịch 80% đối với sản phẩm động vật chế biến sâu như thịt, trứng, sữa; không kiểm dịch gần 20% các mặt hàng sản phẩm động vật; không kiểm tra ADN đối với sản phẩm động vật có nguy cơ thấp, TĂCN của DN về kho bảo quản…
Ngày 1/11/2018 Viện Nghiên cứu Kinh tế TƯ phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo “Rà soát đánh giá chất lượng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN-PTNT: “Vấn đề kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiến nghị chính sách”. Qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm cải cách thủ tục kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN…
Thảo luận về nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư 25, các đại biểu dự hội thảo đánh giá cao nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo (đã cắt giảm rất nhiều về số lượng mẫu lấy xét nghiệm, các nhóm hàng không có kiểm dịch…). Tuy nhiên, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế TƯ và đại diện Phòng Thương mại Công nghiệp châu Âu (Euro Cham) lại đề nghị không kiểm dịch các sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến.
Dư luận đặt câu hỏi, ý kiến đề nghị bỏ kiểm dịch XNK sản phẩm thịt, trứng sữa đã chế biến liệu có đơn thuần là để cắt giảm các thủ tục hành chính hay là để bảo vệ, “dọn đường” cho các DN NK các sản phẩm bẩn, hết “đát” vào Việt Nam? Điều đó có bảo vệ được ngành chăn nuôi, DN và người nông dân trong nước? Vì sao các nước trên thế giới đang gia sức bảo hộ, dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước thì chúng ta lại bỏ?
Cụ thể, không kiểm dịch NK, XK các loại sản phẩm dạng đóng hộp thuộc nhóm thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh; không kiểm dịch NK, XK các loại sản phẩm chế biến đối với nhóm lạp xưởng, pa tê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác dạng sơ chế; không kiểm dịch NK, XK các loại sữa hộp, sữa bột, các sản phẩm từ sữa đối với nhóm sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa bánh và không kiểm dịch NK, XK bột trứng và các sản phẩm từ trứng đối với nhóm trứng tươi, trứng muối của động vật trên cạn.
Sau khi có ý kiến đề nghị không kiểm dịch các sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến, Cục Thú y đã gửi văn bản cho 39 đơn vị liên quan (gồm các cơ quan quản lý, hiệp hội và các DN SXKD sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến) để xin ý kiến.
Kết quả có 35/39 (chiếm tỷ lệ 89,74%) ý kiến đề nghị phải kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến để phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước đang áp dụng nhằm kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm,…; có 04/39 (chiếm tỷ lệ 10,26%) ý kiến đề nghị không kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến NK, trong đó có ý kiến đề nghị bỏ kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa NK nhưng vẫn phải kiểm dịch các sản phẩm này để XK.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, nếu chúng ta bỏ kiểm dịch, kiểm soát NK sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến thì sẽ gây hệ lụy rất nghiêm trọng. Trước hết là đối mặt với nguy cơ cao động vật chết, ốm, thịt, trứng, sữa hết hạn, sắp hết hạn… (không được phép sử dụng làm thực phẩm cho con người) tại các nước trên thế giới sẽ được chế biến thành thịt đóng hộp, xúc xích, bột trứng, sữa đóng hộp… để XK sang Việt Nam không có kiểm dịch, kiểm soát và gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Kế tiếp, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ cao các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam, nhất là các dịch bệnh chưa có ở Việt Nam như dịch tả lợn châu Phi gây chết 100% lợn mắc bệnh, bò điên… hoặc các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người và gây tử vong như bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H7N9 gây tử vong khoảng 40% đối với người bị nhiễm, bệnh sẩy thai truyền nhiễm, bệnh lao bò…
ANH VĂN – HG
Nguồn: nongnghiep.vn
“Khi các sản phẩm thịt, trứng, sữa chế biến từ các nước ồ ạt tràn vào Việt Nam, chúng ta sẽ không bảo vệ được người chăn nuôi trong nước, gây thiệt hại rất lớn. Người chăn nuôi sẽ bỏ nghề, không có việc làm, gây mất ổn định an ninh chính trị xã hội nông thôn.
Các DN đã và đang đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi để SX sản phẩm chăn nuôi chế biến theo chuỗi khép kín có chất lượng cao để tiêu thụ trong nước, XK, nhằm nâng cao giá trị gia tăng sẽ khó tiêu thụ sản phẩm SX ra do phải cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi NK không qua kiểm dịch, kiểm soát theo thông lệ quốc tế và các nước đang áp dụng đối với hàng hóa XK của Việt Nam”, ông Phạm Văn Đông cảnh báo.
- công tác kiểm dịch li>
- nhập khẩu li>
- sản phẩm chế biến li>
- kiểm dich xuất li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất