[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mô hình nuôi heo rừng thả lan trong vườn của ông Nguyễn Văn Rô ở khu vực Thới An, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy – TP.Cần Thơ mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng.
Sau khi tìm hiểu, thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nên ông Rô quyết định tận dụng 200m2 diện tích vườn tạp để mua 5 con giống heo rừng về nuôi. Heo rừng dễ nuôi, ít nhiễm dịch bệnh, không tốn chi phí thức ăn, ít tốn công chăm sóc.
Ông Rô cho biết “Vì là động vật hoang dã nên đa phần chúng tự phối giống, tự sinh sản, so với các loại vật nuôi khác, nuôi heo rừng khỏe hơn rất nhiều. Thấy được hướng phát triển kinh tế lâu dài với loài vật nuôi này nên tôi làm liều mua thêm 30 con giống để tăng đàn”.
Ông Rô tận dụng các loại thức ăn dễ kiếm từ tự nhiên như: chuối cây, lục bình, cỏ, rau muống… để mang lại hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi heo rừng
Ban đầu, do không có nhiều kinh nghiệm nên ông Rô đến học hỏi trực tiếp từ các trại heo rừng lớn và chịu khó mày mò, tích lũy thêm kiến thức từ sách báo, học tập kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi nên ngay lần nuôi đầu tiên đã thu được kết quả tốt. Heo sinh sản đều, con giống khỏe mạnh. Sau đó ông bắt đầu xuất bán, chỉ giữ lại 1 con heo nọc và 8 con nái để làm giống, nhân đàn. Hiện tại, đàn heo trong trang trại luôn duy trì ở mức trên 50 con để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chia sẻ bí quyết thành công, ông Rô cho biết: Muốn nuôi heo rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các tập tính, đặc điểm của con heo rừng. Chuồng trại được xây với 2 loại hình, loại chuồng nền đất có rào lưới B40 dành cho heo chưa đẻ, heo chuẩn bị đẻ hoặc đang đẻ sẽ có khu chuồng riêng cho heo con tránh tình trạng heo con bị cắn chết. Heo rừng phải nuôi theo dạng bán hoang dã, chuồng trại nhất định phải có sình, bùn để heo tắm, nền đắp đất sét để heo đào xới, để heo thích ứng với môi trường sống tự nhiên, không gian rộng, đảm bảo được vệ sinh chuồng trại dễ dàng. Khu chuồng trại phải cách xa khu dân cư và đường xá vì heo rừng rất sợ tiếng ồn.
Heo rừng mỗi năm đẻ từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa từ 6 – 7 con
Heo rừng là loài vật hoang dã, dễ nuôi nên có thể tận dụng tối đa nguồn thức ăn dễ kiếm từ tự nhiên như: chuối cây, lục bình, cỏ, rau muống, thức ăn cặn… Từ đó, tiết kiệm tối đa chi phí thức ăn. Không lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì sẽ làm chất lượng thịt bị ảnh hưởng. Đặc biệt, heo rừng có sức đề kháng cao, hầu như không bị dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng thường mắc bệnh tiêu chảy, khi đó chỉ cần mở cửa chuồng để heo tự động tìm kiếm các loại cỏ, cây ăn để tự chữa trị.
Heo rừng nuôi khoảng từ 6 – 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 10 – 20kg có thể xuất chuồng bán thương phẩm. Heo rừng mỗi năm đẻ từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa từ 6 – 7 con, cá biệt có lứa đẻ từ 9 -10 con. Heo con khoảng từ 1,5 – 2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn thì bắt đầu cai sữa, tách bầy làm giống… Sau 20 ngày heo mẹ sẽ tiếp tục lên giống tiếp. Nếu vẫn để heo con bú mẹ, không tách đàn sẽ dẫn đến heo mẹ chậm lên giống.
Hiện tại ông Rô sản xuất lúa và trồng cây ăn trái với 1ha, nhưng do ông thích chăn nuôi nhất là heo rừng xem đây là nghề phụ, tranh thủ lúc nông nhàn. Nhưng nghề phụ này hầu như đã trở thành nguồn thu chính cho gia đình trong 11 năm qua, với giá bán hiện tại khoảng 110.000 đồng/kg (heo hơi, heo giống) mỗi năm ông Rô thu lãi trên 100 triệu đồng.
Ông Rô cho biết thêm: Thời điểm hiện tại, nhu cầu của người tiêu dùng đều hướng tới lựa chọn loại thực phẩm sạch nên thị trường tiêu thụ sản phẩm từ heo rừng rất lớn. Bên cạnh đó, nuôi heo rừng tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn từ tự nhiên nên chi phí thấp, từ đó thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại vật nuôi khác.
GIA PHÚ
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
Tin mới nhất
T3,08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Cần bán đàn lợn rừng khoảng 30 con ở vĩnh long..liên hệ 0907213270 hoặc 0907927099
anh ro cho xin phone di.toi liem 0988425579