[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tình hình dịch bệnh trong nước được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp do việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng cao… Hơn bao giờ hết, công tác phòng, chống dịch bệnh cần được thắt chặt để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Thiệt hại do dịch bệnh lên tới trên 800 tỷ đồng
Tại hội nghị sơ kết công tác Thú y 6 tháng đầu năm 2021 vừa được Cục Thú y tổ chức mới đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, theo thống kê 6 tháng đầu năm 2021, thiệt hại do gia súc, gia cầm mắc bệnh bị tiêu hủy lên tới trên 800 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra (chỉ trên 120 tỷ đồng).
Cúm gia cầm có nhiều diễn biến bất thường, nhà chăn nuôi cần thận trọng
Cụ thể, theo thống kê của Cục Thú y, 6 tháng đầu năm 2021, bệnh Cúm gia cầm xảy ra tại 78 xã thuộc 55 huyện của 25 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 318.726 con, chiếm 0,06% trong tổng đàn khoảng 524 triệu con gia cầm. Hiện nay trên cả nước có 01 ổ Cúm gia cầm A/H5N6 tại tỉnh Nghệ An và 03 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N8 tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình và Quảng Ninh chưa qua 21 ngày. Nguy cơ xuất hiện một số chủng vi rút Cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2) xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua con đường vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là với các tỉnh biên giới phía Bắc.
Cũng trong nửa đầu năm 2021, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 1.152 thuộc 225 huyện của 45 tỉnh, thành phố. Tổng sốlợn tiêu hủy là 62.188 con. Hiện nay cả nước có 412 ổ dịch tại 113 huyện của 29 tỉnh, thành phố.
Với bệnh Lở mồm long móng, dịch bệnh đã xảy ra tại 95 xã thuộc 40 huyện của 17 tỉnh, thành phố. Số gia súc mắc bệnh là 3.792 con và tiêu hủy 258 con. Hiện nay cả nước có 03 ổdịch Lở mồm long móng tại 01 huyện của tỉnh Hà Tĩnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm ngoái, số ổ dịch giảm 1,35 lần, số gia súc mắc bệnh giảm 1,25 lần. Trong năm 2021, số gia súc mắc bệnh và tiêu hủy chủ yếu là ở trên bò.
Đối với bệnh Dại trên người, theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 33 trường hợp tử vong do bệnh Dại tại 20 tỉnh, thành phố, giảm 33 (16 trường hợp); số người bị cắn phải đi điều trị dự phòng là 255.924 người.
Với bệnh dại trên chó, mèo: đã phát hiện 36 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 06 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Điện Biên(15), Phú Thọ (10), Đắk Lắc (04) và Đắc Nông (04); cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái; cả nước phát hiện 27 trường hợp chó, mèo có kết quả dương tính với vi rút Dại tại các tỉnh: Cà Mau (22 ca), Kiên Giang (02 ca), Trà Vinh (02 ca), và Bạc Liêu (01 ca).
Nghiêm trọng nhất là bệnh Viêm da nổi cục xuất hiện ở nước ta hồi tháng 10/2020, trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra tại 2.781 xã thuộc 285 huyện của 37 tỉnh, thành phố.
Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 89.871 con; số trâu, bò tiêu hủy là 13.168 con (chiếm 0,15% tổng đàn trâu, bò với 8,65 triệu con). Hiện nay, cả nước có 1.229 ổ dịch tại 208 huyện của 31 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Đặc biêt, nguy cơ bệnh Viêm da nổi cục tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao.
Các dịch bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Niucát- xơn, Gumboro… được phát hiện và kiểm soát tốt, không gây thành dịch lớn. Hiện nay, đã có các loại vắc xin để phòng những bệnh này có hiệu quả và nhiều loại vắc xin được sản xuất trong nước.
Nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh thêm phức tạp
Theo nhận định của Cục Thú y, cuối năm tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp do thời tiết có nhiều diễn biến cực đoan (nắng nóng, mưa, bão, lũ…); việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng cao; Dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ, mật độ cao, khó thựchiện các biện pháp an toàn sinh học; tổng đàn vật nuôi của cả nước lớn, trong khi đó phần lớn được nuôi theo hình thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn về dịch bệnh, thường trực nguy cơ phát sinh dịch bệnh; công tác thú y tại một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ,chưa chủ động lập kế hoạch và chưa bố trí đủ kinh phí triển khai phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Cùng với đó, việc chậm hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm buộc phải tiêu hủy và chưa bố trí hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh; mức thù lao cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh thấp hơn ngày công thực tế. Do vậy, việc huy động các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời
gian kéo dài; nguồn kinh phí dự phòng của nhiêu địa phương không đủ để chi trả cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Mặt khác, các tỉnh chưa hoặc chậm bố trí kinh phí tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi (nhất là vắc xin viêm da nổi cục) làm cho bệnh này càng khó khống chế.
Theo đại diện Chi cục Thú y vùng III, thời gian qua dịch bệnh (Dịch tả lợn châu Phi, Viêm da nổi cục) trong vùng bùng phát mạnh, số lượng lợn tiêu hủy nhiều nhất cả nước.
Nguyên nhân khách quan là do địa phương có tổng đàn gia súc gia cầm lớn, cũng là nơi trung chuyển của nhiều luồng vận chuyển vật nuôi; bước vào mùa nóng ẩm, côn trùng sinh trưởng mạnh, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát.
Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện tháng 10/2020 đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi gia súc nước ta
Nguyên nhân chủ quan đó là tại địa phương, lực lượng thú y bị đứt gãy nên việc báo cáo dịch bệnh còn chậm. Ngoài ra, do dịch tả lợn châu Phi đã tạm lắng, việc tổ chức giám sát bệnh này của một số địa phương có phần nơi lỏng, khiến cho mầm bệnh phát tán. Cụ thể, nhiều trường hợp lợn và sản phẩm từ thịt lợn được vận chuyển từ miền xuôi lên miền núi đã gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho nhiều vùng chưa có dịch. Chi cục Thú y vùng III đã tư vấn cho các địa phương lấy mẫu xét nghiệm trong quá trình giết mổ gia súc và phát hiện trong 4200 mẫu thì có 44 mẫu dương tính với bệnh Dịch tả lợn châu Phi, thêm cách thức phát hiện dịch bệnh mới.
Còn đại diện Chi cục Thú y vùng 5 cho biết, tại các tỉnh còn còn duy trì hệ thống thú y thì dịch bệnh được kiểm soát chặt, điển hình như Đắk Lắk chỉ có 63 con bò bị mắc Viêm da nổi cục. Còn các tỉnh khác khi hệ thống thú y bị cắt đứt thì năng lực kiểm soát yếu, dẫn đến dịch bệnh lây lan mạnh.
Đại diện Chi cục Thú y vùng 6 cho biết, đối với bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng và Tai xanh trong vùng không có, nhưng bệnh Dịch tả lợn châu Phi lác đác xảy ra tại Bình Phước, Gia Lai, Long An và có diễn biến tương đối phức tạp. Ngày 15/6, bệnh Viêm da nổi cục xuất hiện tại Xuân Lộc Đồng Nai, rồi lây lan nhanh. Bộ có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng chỉ có 5/11 tỉnh có kế hoạch chỉ đạo địa phương. Trong số 11 tỉnh chưa có tỉnh nào mua vắc xin cho đàn trâu bò trên 1 triệu 300 con. Khi được hỏi vấn đề này, Sở Tài chính cáctỉnh nói không có ngân sách vì tỉnh đầu năm xây dựng kế hoạch ngân sách không có kinh phí cho bệnh Viêm da nổi cục.
Tâm An
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN (THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT): Phải chủ động tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn gia cầm, đàn trâu bò
Quản lí nhà nước phải nhanh như cắt, phải đầu tư vào đội ngũ, tổ chức, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Nếu không đầu tư thì không có tăng trưởng.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cạn trong thời gian tới, với quy mô đàn gia cầm như hiện nay, nếu không chủ động được vacxin thì chỉ cần đến lúc ‘gió bắc heo may’ vào dịp cuối năm, dịch cúm gia cầm (CGC) sẽ ngay lập tức bùng phát dịch. Vì vậy, đề nghị Cục Thú y phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu vắc xin để chủ động phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm, bởi để phòng chống dịch bệnh do virus thì nhất định phải có vắc xin.
Đối với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, yêu cầu gửi công văn cho các tỉnh, thành phố cần phải bố trí ngân sách để tiêm vacxin, nếu một lần chưa thực hiện thì gửi nhiều lần. Nếu không nắm chắc công tác thú y, ngành chăn nuôi ở các địa phương sẽ rất khó để tăng trưởng. Ngoài ra, việc quản lý vắc xin, thuốc thú y phải được rà soát kĩ lưỡng, sát thực tiễn.
ÔNG NGUYỄN VĂN LONG (PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THÚ Y): Theo sát dõi tình hình dịch bệnh động vật
Cục Thú y sẽ tiếp tục theo sát dõi tình hình dịch bệnh động vật, đặc biệt là với bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Dịch tả lợn châu Phi, Tai xanh, Dại, Viêm da nổi cục… Tiếp tục cử đoàn công tác đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh có nguy hiểm như (Cúm gia cầm, Dịch tả lợn châu Phi, Lở mồm long móng, Dại) đã được Thủ tướng chính phủ và Bộ có nhiều chỉ đạo.
Cùng với đó, Cục Thú y tập trung xây dựng các chuỗi, các vùng chăn nuôi cấp huyện, liên huyện, đặc biệt đối với gia cầm, lợn, bò sữa bảo đảm An toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của các dịch bệnh nguy hiểm để cảnh báo sớm, chủ động phòng, chống dịch bệnh còn ở diện hẹp; trong đó tập trung tổ chức tiêm vắc xin phòng các dịch bệnh nguy hiểm (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dại…) Tăng cường hợp tác Quốc tế để nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của vi rút, nuôi cấy phân lập, giải trình tự gien, nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng được 340,3 triệu liều vắc xin Cúm gia cầm. Hiện tại, còn trong kho của các doanh nghiệp là 121,4 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu đến cuối năm 2021 là 262,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch. Cục Thú y đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm các loại vắc xin Cúm gia cầm thế hệ mới và vắc xin chủng virus Cúm gia cầm A/H5N8 sẽ hoàn thành và xem xét, cho phép lưu hành.
Các doanh nghiệp cũng đã sản xuất, cung ứng 23,6 triệu liều vắc xin Lở mồm long móng; hiện tại còn trong kho là 10,4 triệu liều; dự kiến nhập khẩu đến cuối năm nay là 16,2 triệu liều, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo nhập khẩu khẩn cấp theo quy định 03 loại vắc xin Viêm da nổi cục với số lượng 9,12 triệu liều (đảm bảo tiêm phòng cho 50% tổng số đàn trâu, bò trên cả nước). Các doanh nghiệp đã nhập khẩu 4,3 triệu liều; đã cung ứng trên 3 triệu liều cho 40 tỉnh, thành để tiêm phòng; hiện trong kho của doanh nghiệp còn 1,29 triệu liều và tiếp tục nhập khẩu 5,1 triệu liều.
- cúm gia cầm li>
- dịch bệnh li>
- viêm da nổi cục li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất