Bộ trưởng Nông nghiệp Canada Marie-Claude Bibeau cho biết khoản viện trợ của liên bang dành cho khoảng 4.800 nhà sản xuất trứng và các sản phẩm gia cầm sẽ kéo dài trong hơn 10 năm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: zootecnicainternational.com)
Chính phủ Canada ngày 28/11 thông báo sẽ viện trợ thêm 691 triệu CAD (531 triệu USD) cho các nhà sản xuất sản phẩm gia cầm và trứng để bù đắp những thiệt hại mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) gây ra.
Bộ trưởng Nông nghiệp Canada Marie-Claude Bibeau cho biết khoản viện trợ của liên bang dành cho khoảng 4.800 nhà sản xuất trứng và các sản phẩm gia cầm sẽ kéo dài trong hơn 10 năm.
Canada kiểm soát sản lượng và giá các sản phẩm gia cầm, trứng và sữa thông qua hạn ngạch hàng năm và thuế nhập khẩu – một hệ thống mà các đối tác nước ngoài coi là chính sách bảo hộ. Nhưng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do EU-Canada (CETA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Canada ký kết với các đối tác thương mại, Ottawa đã đồng ý mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất nước ngoài.
Trong bối cảnh nhiều nông dân Canada bất bình với những thay đổi trong hệ thống quản lý cung ứng đã có từ những năm 1970 này, chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đã cam kết sẽ bù đắp những thiệt hại mà các nhà chăn nuôi gia cầm gặp phải.
Bên cạnh đó, bà Bibeau cũng thông báo tăng tốc giải ngân 1,75 tỷ CAD đã cam kết vào năm 2019 để bồi thường cho nông dân chăn nuôi bò sữa trong vòng tám năm. Hơn 10.000 nông dân đã nhận được khoản viện trợ đầu tiên trị giá 345 triệu CAD vào năm ngoái. Số tiền còn lại 1,4 tỷ CAD sẽ được giải ngân trong ba năm tới.
Bộ trưởng Bibeau cũng nhắc lại kế hoạch của chính phủ trong việc hỗ trợ cho các nhà sản xuất bị ảnh hưởng bởi việc mở cửa thị trường Canada nhiều hơn theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, có hiệu lực từ đầu năm nay./.
Nguồn: Mai Ly (TTXVN/Vietnam+)
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
Tin mới nhất
T5,10/04/2025
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất