4 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Đại Từ xuất hiện tình trạng giả mạo cán bộ môi trường để lừa đảo một số chủ trang trại chăn nuôi lợn. Kẻ lừa đảo giả danh cán bộ môi trường tỉnh gọi điện thoại yêu cầu mua hồ sơ môi trường để lừa tiền của người chăn nuôi. Sự việc khiến nhân dân và dư luận bức xúc.
Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Nguyễn Việt Anh, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định: Cơ quan Thanh tra Sở không có cán bộ nào tên là Nguyễn Thuận. Đây là trường hợp giả mạo danh tính cơ quan thanh tra sở để lừa đảo các chủ trang trại chăn nuôi. Trước đây, năm 2016 – 2018, trên địa bàn đã xuất hiện tình trạng giả danh như thế này. Các đối tượng lừa đảo nhắm đến doanh nghiệp chứ không phải là các hộ dân. Nhận thấy tính chất phức tạp nên Sở đã có 2 văn bản gửi các địa phương để tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho doanh nghiệp, người dân tránh bị bắt bịt, nhẹ dạ mắc lừa đảo. Việc xử lý những đối tượng này rất khó khăn. Bởi các đối tượng không đến trực tiếp mà lợi dụng thông qua đơn vị dịch vụ chuyển phát nhanh để giao hàng, thu tiền. Bên cạnh đó, nhiều nạn nhân nghĩ rằng, khó lấy lại được tiền nên không tố cáo đến cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời.
Bà Lê Thị Hợp, một chủ trang trại nuôi lợn tại xóm Bậu 2, xã Văn Yên là nạn nhân mới đây nhất bị lừa đảo mua hồ sơ môi trường là 2 cuốn Luật Bảo vệ Môi trường với giá 4 triệu đồng.
Gần đây, nhân dân xóm Bậu 2, xã Văn Yên huyện Đại Từ bàn tán xôn xao về một số gia đình bị kẻ gian lợi dụng lòng tốt, nhẹ dạ cả tin lừa đảo mất tiền triệu. Bà Lê Thị Hợp, một chủ trang trại nuôi lợn tại xóm Bậu 2, xã Văn Yên là nạn nhân mới đây nhất bị lừa đảo mua hồ sơ môi trường.
Bà Hợp cho biết: Cách đây gần 1 tháng, có người gọi điện cho tôi tự xưng là cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Anh ta gợi ý và chỉ ra việc chăn nuôi của gia đình gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt vì thiếu hồ sơ môi trường. Theo quy định, người chăn nuôi trang trại phải có hồ sơ hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường thì gia đình tôi chẳng nắm rõ quy định hành chính lắm nên thấy lo. Họ đề nghị bán bộ hồ sơ về môi trường với mức giá 4 triệu đồng nên gia đình đã đồng ý. Khoảng 1 tuần sau, có một nhân viên của công ty giao hàng mang theo túi đựng hồ sơ được gói bọc cẩn thận, ở ngoài ghi tên người gửi là Nguyễn Thuận, số điện thoại 0973.760.115, nơi công tác là thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. Bên trong túi hồ sơ chỉ có 2 quyển sách về Luật Bảo vệ môi trường, với giá ghi ở bìa là hơn 100 nghìn đồng/quyển chứ không có hồ sơ môi trường. Mặc dù vậy, gia đình vẫn đinh ninh đó là thanh tra viên của Sở, chỉ khi có đoàn cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường đến làm việc về nội dung khác thì tôi hỏi nên mới biết mình bị lừa thật. Các thành viên trong gia đình thấy bị lừa có gọi lại vào số điện thoại trên thì có chuông kêu nhưng không ai nghe máy. Tôi rất bất bình về việc này.
Cũng bị lừa như bà Hợp, anh Nguyễn Văn Tuấn, một chủ trang trại ở Yên Lãng, huyện Đại Từ bất ngờ nhận cuộc gọi từ người lạ tự nhận là cán bộ thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường gợi ý hướng dẫn thực hiện quy định về môi trường trong chăn nuôi trang trại lợn.
Thấy thực tế, gia đình anh Tuấn cũng phát triển đàn vật nuôi từ nhỏ lẻ vài chục con lên thành trang trại hơn nghìn con lợn. Chất thải chăn nuôi và mùi hôi thối có ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Gặp được người cán bộ tốt giúp đỡ thì mừng lắm, anh Tuấn cho biết: Đầu tháng 6, tôi cũng nhận được điện thoại của một người đến tự xưng là cán bộ thanh tra môi trường của tỉnh và yêu cầu mua hồ sơ môi trường. Không nghi ngờ, tôi bỏ ngay 4 triệu đồng để mua vì mong muốn chấp hành pháp luật về môi trường trong chăn nuôi. Đến hẹn, tôi nhận được gói đồ bọc giấy rất cẩn thận khi mở ra cũng không có hồ sơ môi trường mà chỉ có 2 quyển sách Luật Bảo vệ môi trường…Tôi thắc mắc gọi lại số điện thoại hôm trước thì không liên lạc được. Biết mình bị lừa nên rất bức xúc nhưng cũng trách mình thật thà, nhẹ dạ quá.
Chưa hết, anh Hoàng Văn Ninh, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Na Mao, huyện Đại Từ cũng nhận điện thoại với nội dung y như trên thì thấy hoài nghi nên bị lừa hụt. Anh Ninh cho biết: Cách đây không lâu, có người gọi điện xưng là cán bộ môi trường nói rằng trang trại chăn nuôi của gia đình tôi đang gây ô nhiễm, có ý kiến từ người dân phản ánh lên tỉnh. Hồ sơ giao sở giải quyết, tới sẽ có đợt kiểm tra, xác minh. Gia đình phải hoàn thiện hồ sơ môi trường và yêu cầu mua bộ hồ sơ với giá 4 triệu đồng. Tuy nhiên, thấy nghi ngờ về đề nghị trên nên tôi trả lời điện thoại là các anh muốn làm việc thì thông qua chính quyền địa phương, để xã cử cán bộ dẫn vào trang trại làm việc với tôi. Tôi nói vậy nhưng không thấy cán bộ nào đến cả. May không mất tiền oan.
Hiện nay, tình trạng lừa đảo diễn ra khá phổ biến với nhiều hình thức tinh vi. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, khi có cuộc gọi lạ, người lạ đến làm việc mà cảm thấy nghi ngờ thì cần phối hợp với chính quyền địa phương để xác minh, phải kiểm tra kĩ hàng hóa trước khi thanh toán tiền. Khi cơ quan chức năng gửi công văn gửi đến đều có đóng dấu của đơn vị.
Việc các đối tượng giả mạo cán bộ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường để bán hồ sơ hệ thống xử lý môi trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc theo dõi, điều tra, xử lý kịp thời. Người dân hễ thấy mình bị lừa thì phải ra cơ quan công an nơi gần nhất tố giác, khai báo ngay để lực lượng chức năng vào cuộc kịp thời. Chính quyền cấp xã chỉ đạo các xóm, bản thông báo cảnh giác với các hình thức lừa đảo tinh vi để toàn dân biết cách phòng tránh.
Báo Tài Nguyên & Môi Trường
- người chăn nuôi li> ul>
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất