[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, hầu hết các địa phương đã và đang vào đàn các loại vật nuôi để chuẩn bị cho thị trường cuối năm. Như vậy, thời gian này, số lượng đàn vật nuôi sẽ ở mức cao điểm nhất trong năm. Với nhu cầu tiêu thụ cao, việc vận chuyển, lưu thông sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn sẽ là mối nguy hiểm trong việc đảm bảo đàn vật nuôi, bảo vệ nguồn thực phẩm cuối năm.
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến khó lường đòi hỏi người chăn nuôi cần tăng cường tiêm phòng vắc xin và đảm bảo an toàn sinh học
Đàn gia súc, gia cầm ổn định
Theo Cục Chăn nuôi, từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng về số lượng đầu con và sản lượng từ 2-4% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, đàn vật nuôi vật duy trì tốc độ tăng trưởng tốt.
Những tháng gần đây, nền kinh tế được phục hồi, sức tiêu thụ thịt, trứng, sữa trong dân đã tăng trở lại và được dự báo tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024, chủ yếu phục vụ dịp tết Nguyên đán tăng từ 10-15% so với các tháng khác trong năm.
Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nếu duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, tình hình tái đàn đạt kết quả tốt và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, về cơ bản thị trường nguồn cung sẽ ổn định, cân đối cung-cầu đảm bảo không bị thiếu hụt thực phẩm.
Việc duy trì ổn định được đàn gia súc, gia cầm đồng nghĩa với việc dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát tốt. Cục Thú y cho biết, trong 10 tháng năm 2023, về cơ bản các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đang được kiểm soát tốt so với cùng kỳ năm 2022.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi có số ổ dịch giảm 60% và số lợn bị chết, tiêu hủy giảm 68%; bệnh Cúm gia cầm có số ổ dịch giảm 54% và số gia cầm chết, tiêu hủy giảm 63%; bệnh Viêm da nổi cục có số ổ dịch giảm 60%; số trâu, bò mắc bệnh giảm 80%, số chết, tiêu hủy giảm 79%.
Tuy nhiên, việc chủ động giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh ở địa phương còn chưa kịp thời. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, người dân bán chạy động vật mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh.
Việc kiểm soát vận chuyển chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông chưa đáp ứng yêu cầu. Đáng chú ý là một số địa phương, tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật có chiều hướng gia tăng rất mạnh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, nếu như năm 2021, lực lượng chức năng chỉ phát hiện 63 vụ nhập lậu, thì từ đầu năm 2023 đến nay, đã phát hiện 131 vụ. Số lượng động vật bị bắt giữ năm 2021 là 103.300 con, đến năm 2023, chỉ tính riêng 9 tháng đã qua, con số này là 160.000 con.
Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi rất cao
Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhiễm vào Việt Nam. Cộng với việc buôn bán, vận chuyển lợn, giết mổ cuối năm tăng cao dễ lây lan nguồn bệnh nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao vì vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp.
Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực; năng suất và chất lượng các loại sản phẩm như thịt, trứng, sữa không ngừng được nâng lên. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nghệ An có tổng đàn chăn nuôi lớn nhưng chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ (trên 70%), mật độ chăn nuôi cao nên khó áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Kết quả giám sát tại tỉnh cho thấy, tỷ lệ lưu hành các loại mầm bệnh cao, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Cúm gia cầm, Dại…. Thời gian tới, thời tiết thay đổi, có thể có các đợt rét đậm, rét hại làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh; trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi chưa đạt yêu cầu. “Các tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng… Do đó, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trong thời gian tới rất cao”, ông Đặng Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Nghệ An đánh giá.
Theo ông Minh, cùng với phát hiện và xử lý kịp thời khi có ổ dịch mới phát sinh, Nghệ An đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2023 đạt kết quả tốt. Thực hiện nghiêm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và phối hợp với các ban, ngành, địa phương trong kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật…
Là địa phương có đường biên giới với Trung Quốc, xác định phòng bệnh là giải pháp quan trọng nên ngay từ đầu năm ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác thú y. Nhờ đó, bên cạnh số lượng vắc xin ngân sách tỉnh hỗ trợ, người chăn nuôi đã chủ động đầu tư kinh phí tiêm phòng một số loại vắc xin cho đàn gia súc với trên 1 triệu liều, gia cầm trên 3,5 triệu liều.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai Lê Tân Phong cho biết, địa phương thực hiện tốt tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo tỷ lệ trên 70% tổng đàn theo yêu cầu trong phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá mức độ bảo hộ của vắc xin, chất lượng tiêm phòng vắc xin. Đồng thời, tăng cường kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra, vào địa bàn tỉnh.
Cục Thú y cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là tổ chức thực hiện của các địa phương (nhất là cấp huyện, cấp xã), các doanh nghiệp và người chăn nuôi. Để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt là khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Viêm da nổi cục, Dại…
Địa phương tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cuối năm thường là dịch bệnh nhiều. Các bệnh đã có vắc xin cần chủ động tiêm phòng để tránh ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành. “Với tốc độ tăng trưởng trên 5%, chăn nuôi đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng ngành. Nếu không làm tốt phòng chống dịch bệnh thì sẽ không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng này”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Trước tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm còn diễn ra phức tạp, Thứ trưởng đánh giá, các chi cục vùng, địa phương còn lơ là. Nếu chi cục sát sao thì không thể có tình trạng như hiện nay. Các địa phương cần chủ động tất cả các công cụ, kinh nghiệm để phòng chống dịch bệnh. Mỗi cán bộ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với bà con nông dân.
Nguyễn Bích
- an toàn thực phẩm li>
- cung ứng thực phẩm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất