Cập nhật thông tin về bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) ở Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cập nhật thông tin về bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) ở Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dịch bệnh PED rất phức tạp và không có dấu hiệu giảm. Vì vậy, thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tiêm vaccine vẫn là những giải pháp tốt nhất, để phòng và kiểm soát bệnh này ở Việt Nam.

     

    Đó là thông tin được đề cập tại hội thảo “Cập nhật về tình hình bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) ở Việt Nam, tác động về mặt kinh tế và giải pháp”, do Công ty TNHH Elanco Việt Nam và các đối tác kinh doanh tổ chức vào 3 ngày 21, 22 và 23/3/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

    Các đại biểu tham gia hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh

     

    Các đại biểu tham gia hội thảo tại Hà Nội

    Các đại biểu tham dự tại Nghệ An

     

    Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia về lĩnh vực bệnh lý PED trên heo, đại diện Công ty TNHH Elanco, và đông đảo các doanh nghiệp, trang trại, đại lý, nhà chăn nuôi heo tại ba miền.

     

    Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Thị Mai, Giám đốc bộ phận Chăn nuôi, Công ty TNHH Elanco Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi heo đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh rất phức tạp như ASF, tai xanh, Circo, PED… Cùng với đó, giá heo đang xuống thấp. Nhưng một trong những yếu tố đầu tiên mà nhà chăn nuôi có thể chủ động là giảm thất thoát do bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) gây ra.

    Bà Lê Thị Mai, Giám đốc bộ phận Chăn nuôi, Công ty TNHH Elanco Việt Nam

     

    Công ty Elanco xác định luôn đồng hành cùng các nhà chăn nuôi, đối tác, bằng việc mời những chuyên gia đầu ngành về PED đến hội thảo, để cung cấp các thông tin khoa học kỹ thuật dựa trên cơ sở thực tiễn, với mục tiêu nâng cao năng suất, tối ưu lợi nhuận cho tất cả các bên. Hội thảo cũng dịp cơ hội để các nhà chăn nuôi, đại lý, doanh nghiệp, nhà khoa học chia sẻ với nhau các kinh nghiệm trong chăn nuôi để tiếp tục trì và phát triển công việc của mình, sao cho hiệu quả và bền vững.

     

    Bà Lê Thị Mai cũng cho rằng, cung cầu chăn nuôi có biểu đồ hình sin. Đây cũng là thời điểm, mà ngành chăn nuôi thiết lập lại quy luật cung-cầu; để khi kinh tế phục hồi, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn và các doanh nghiệp gia tăng được các đơn hàng từ nước ngoài, thì nhu cầu thực phẩm tăng, thì nhà chăn nuôi sẽ có thêm lợi nhuận.

     

    PED: Bệnh gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi heo

     PGS.TS Lê Văn Phan (Giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Theo PGS.TS Lê Văn Phan (Giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Dịch tiêu chảy cấp ở heo (Porcine Epidemic Diarrhe – PED) do RNA virus thuộc họ Coronavirus gây ra. Virus PED gây tiêu chảy ở mọi lứa tuổi heo, đặc biệt heo con sau sinh đến 1 tuần tuổi; thời gian ủ bệnh từ 12h – 18h; triệu chứng lâm sàng: 24-72h sau khi nhiễm; vius này có 1 serotype huyết thanh; đa dạng về di truyền, chủng khác nhau độc lực khác nhau; bị bất hoạt ở 60°C/30 phút. Virus có thể bị bất hoạt ở pH < 5 và > 9. Các chất sát trùng có khả năng diệt virus PED: các chất oxy hoá, formalin, chlorine… Năm 1971, PED lần đầu tiên được công bố ở Anh và tại Việt Nam là năm 2008.

     

    Cũng theo PGS.TS Lê Văn Phan, heo con theo mẹ có biểu hiện sau khi nhiễm PED đó là: (1) Ỉa chảy: phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu; (2) Lười bú, ói mửa; (3) Sụt cân nhanh do mất nước. Triệu chứng điển hình là heo con thích nằm lên bụng mẹ. Mổ khám thấy ruột căng phồng.

     

    Có thể chẩn đoán bệnh bằng lâm sàng, hoặc các phương pháp như: virus học, huyết thanh học test 2 vạch, chẩn đoán bằng hóa mô nhiễm dịch và chẩn đoán các phương pháp sinh học phân tử RT-PCR; Realtime RT-PCR.

     

    Heo mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh: Ở độ tuổi < 7 ngày: Tỷ lệ chết lên đến 100%; Độ tuổi < 10 ngày có tỷ lệ chết < 100%; heo con mắc bệnh ở độ tuổi >10 ngày: tỷ lệ chết khoảng 5 – 30%.

     

    “Dịch PED xảy ra quanh năm, nhưng thường phổ biến hơn đầu mùa đông (tháng 11) đến tháng 2 năm sau. > 90% ca bệnh xảy ra ở heo con dưới 7 ngày tuổi”, PGS. TS Lê Văn Phan chia sẻ thêm.

    Ông Hyun Duck Shin, Giám đốc Shinvet, Phó chủ tịch Hiệp hội Thú y Hàn Quốc (chi nhánh Chungnam)

     

    Còn theo Ông Hyun Duck Shin, Giám đốc Shinvet, Phó chủ tịch Hiệp hội Thú y Hàn Quốc (chi nhánh Chungnam), triệu chứng lâm sàng của heo nái mắc PED như sau: tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn, lờ đờ, sốt và giảm tiết sữa. Trong một số trường hợp, heo nái có thể không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Mức độ nghiêm trọng của bệnh PED phụ thuộc vào lứa đẻ và tình trạng miễn dịch của heo nái cũng như độc lực của chủng virus.

     

    Những thiệt hại của PED gây ra đối với đàn heo, cụ thể với heo sinh sản đó là giảm tiết sữa; giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ lên giống lại, tỷ lệ sẩy thai, kích thước lứa đẻ. Đối với heo cai sữa (23-90 ngày) ADG: giảm72g/ngày, FCR: tăng 0,55.

     

    Ngoài ra, ông Hyun Duck Shin cho biết, PED mãn tính sẽ gây thiệt hại kinh tế không hồi kết khi heo con khỏe mạnh ở một số lứa, nhưng lại tiêu chảy và mất nước ở một số lứa. Ở chuồng đẻ, heo con khỏe mạnh ở một số lứa cuối cùng có thể bị tiêu chảy sau 2 tuần tuổi. Khu cai sữa và khu nuôi thịt, heo con còi cọc và sau đó tăng trưởng kém. Chuồng mang thai: kéo dài thời gian cai sữa đến phối giống, không động dục tăng và năng suất sinh sản kém.

     

    Và ông Hyun Duck Shin cũng cho rằng, có báo cáo về việc gia tăng sự xuất hiện của các bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như PRRS, sau đợt bùng phát PED trong trang trại. Và PED tái diễn nhiều lần vì virus PED tồn tại nhờ khả năng miễn dịch. Cụ thể, do thời gian miễn dịch của heo nhờ tiêm vaccine và/hoặc feedback tương đối ngắn hơn so với thời gian tồn tại của virus trong trang trại.

    Bà Đặng Thị Lê Hân, Giám đốc Marketing, Công ty TNHH Elanco Việt Nam

     

    Theo bà Đặng Thị Lê Hân, Giám đốc Marketing, Công ty TNHH Elanco Việt Nam, thiệt hại đầu heo trung bình/1000 nái = 1214.73 USD; Thiệt hại đầu heo trung bình hàng tuần (7 tuần sau khi nổ dịch)/1000 nái = 173.5.

     

    Về các phương thức truyền lây, theo TS Lê Văn Phan, do (1) Tiếp xúc trực tiếp với heo bị nhiễm bệnh, thường qua đường miệng-mũi, heo khoẻ trực tiếp tiếp xúc với các chất tiết/ bài tiết, phân máu…của heo bị PED; (2)  Tiếp xúc gián tiếp thông qua: Thức ăn, nước uống… nhiễm phân chứa virus PED; qua các vật dụng: Quần áo, ủng, dung cụ chăn nuôi, xe chuyển heo con, xe chở cám, thuốc.…. nhiễm phân có virus PED.

     

    Chủng vaccine định kỳ hay là auto vaccine?

     

    Theo PGS.TS Lê Văn Phan, nhược điểm của phương pháp auto vaccine, đó là không định lượng được virus; tạp nhiễm vi sinh vật; nguồn ruột không đủ; chỉ là giải pháp tạm thời, dịch có thể quay lại bất kỳ lúc nào.

     

    Còn theo Ông Hyun Duck Shin, auto vaccine có thể:   

     

    1. Có thể gây bệnh cho nái hậu bị và nái vì lượng virus được cung cấp qua việc làm auto văc xin cho mỗi vật nuôi không đồng đều. Vì vậy, tỷ lệ nái tử vong cao hơn, thất bại sinh sản nhiều hơn.

     

    2. Chỉ hiệu quả trên heo con theo mẹ và heo nái nhưng virus PED có thể lây lan sang heo cai sữa và heo hậu bị chưa được chủng ngừa.

     

    3. Thời gian miễn dịch ngắn (3~6 tháng) nhưng virus từ việc làm auto vaccine có thể lưu hành trong các trang trại đó trong vài năm. Vì vậy, Auto vaccine có thể không được khuyến nghị để kiểm soát PED.

     

    4. Có thể làm lây lan một số bệnh nguy hiểm khác như ASF, PRRS, FMD…

     

    Và ông cũng đưa ra nhiều tác dụng phụ của việc auto vaccine:

     

    1. Lan truyền mầm bệnh: Có nguy cơ lây truyền các bệnh hoặc mầm bệnh khác cùng với PEDV, PRRSV, PCV2, Rotavirus, perfringens, E. coli, Coccidium…

     

    2. Sự bảo vệ không hoàn chỉnh: việc làm này có thể không cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn chống lại PEDV. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào chủng virus và các yếu tố khác.

     

    3. Đáp ứng miễn dịch không đồng nhất: phản ứng miễn dịch đối với việc làm auto vaccine có thể khác nhau giữa các cá thể heo nái, một số nái cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh hơn những nái khác.

     

    4. Mức độ nhiễm khác biệt: Lượng virus có trong ruột hoặc phân bị nhiễm bệnh có thể khác nhau. Nó có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng virus được cấp cho heo.

     

    5. Tốn nhiều công sức và thời gian: Việc thực hiện không phải là dễ dàng ở các trang trại lớn. Nó có thể không thực tế.

     

    Vì vậy, ông Hyun Duck Shin cho rằng, điều quan trọng đối với người chăn nuôi là cân nhắc lợi ích tiềm năng với rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn.

     

    Theo PGS.TS Lê Văn Phan, có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp dùng vaccine bằng nhiều cách như: Kiểm tra kháng thể của heo nái, kháng thể IgA trong sữa đầu bằng ELISA; phản ứng trung hoà virus trên tế bào. Hoặc phương pháp công cường độc heo con sau sinh (4-5 ngày tuổi) với chủng virus cường độc phân lập được từ thực địa.

     

    Đâu là giải pháp tổng thể cho PED?

     

    TS Lê Văn Phan cũng nhấn mạnh, dịch bệnh PED rất phức tạp và không có dấu hiệu giảm, vì vậy, thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tiêm vaccine vẫn là những giải pháp tốt nhất để phòng và kiểm soát bệnh PED ở Việt Nam.

     

    Còn Ông Hyun Duck Shin nhấn mạnh các biện pháp tứ trụ để kiểm soát PED nhằm giúp trang trại không bị nhiễm PEDV: (1) An toàn sinh học; (2) Chủng ngừa; (3) Quản lý; (4) Chẩn đoán và theo dõi.

     

    Còn theo bà Đặng Thị Lê Hân, vaccine không phải là “liều thuốc tiên để có thể kiểm soát được PED”, mà  cần chiến lược kiểm soát và phòng tiêu chảy, đó là: (1) Kích thích miễn dịch trên nái bằng việc quản lý sức khỏe nái (2) Quản lý việc uống sữa: Sữa đầu, loại heo yếu, giảm đàn; (3) Quản lý trại: An toàn sinh học & mật độ đàn; (4) Vệ sinh sát trùng; quản lý môi trường.

     

    Bà Hân cũng khẳng định, sản phẩm vaccine Bayovac® SuiShot® PT-100 của Công ty Elanco là một giải pháp tối ưu miễn dịch đối với PED. Ưu điểm vượt trội của Bayovac® SuiShot® PT-100 đó là tạo đáp ứng miễn dịch nhanh; miễn dịch kéo dài; hàm lượng kháng thể mẹ truyền cao, Bà Hân chia sẻ thêm, Bayovac® SuiShot® PT-100 hiện đang là vaccine phòng PED được tin dùng nhất ở Việt Nam; được sử dụng và kiểm chứng trên diện rộng; hiệu quả & an toàn.

     

    Hy vọng với chiến lược kiểm soát và phòng PED, cũng như lựa chọn được sản phẩm vaccine phù hợp, hiệu quả, công việc chăn nuôi heo của nhà chăn nuôi sẽ thuận lợi và giảm thiểu được rủi ro.

    Các đại biểu tại Hà Nội chụp ảnh lưu niệm

     

    HÀ NGÂN

    Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin về PED và vaccine Bayovac® SuiShot® PT-100, vui lòng liên hệ:

    Văn phòng Công ty TNHH Elanco Việt Nam

    Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà Lim 3 Tower, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Phường Dakao, Quận 1, TP.HCM

    Hotline: 1800 556 808

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.