Cargill và CARE International hợp tác thực hiện dự án “Vươn Mình" - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Cargill và CARE International hợp tác thực hiện dự án “Vươn Mình”

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 8/11/2022, tại Hà Nội, Công ty TNHH Cargill Việt Nam và tổ chức CARE Quốc tế ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện dự án “Vươn Mình”. Trong hai năm, dự án “Vươn Mình” hướng đến việc thúc đẩy phát triển sinh kế cho nông hộ, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk, thông qua việc kết nối người dân và nhà sản xuất với tư liệu sản xuất và nguồn lực cần thiết, nhằm giúp họ cải thiện sinh kế một cách bền vững.

    Ông Nguyễn Bá Luân, Trưởng đại diện Cargill tại Việt Nam và bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của CARE Quốc tế tại Việt Nam kí biên bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của đại diện Tập đoàn Cargill, lãnh đạo TX Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

     

    Dự án này sẽ được triển khai xuyên suốt cho đến hết tháng 8 năm 2024, tập trung hỗ trợ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, trong vòng hai năm, dự án sẽ mang lại lợi ích và góp phần cải thiện cuộc sống cho hơn 15.000 người, trong đó có hơn 7.000 phụ nữ huyện Buôn Hồ.  

     

    Dự án “Vươn Mình” tập trung phục vụ hai lĩnh vực thay đổi chính yếu, nhằm tạo ra khác biệt bền vững trong việc cải thiện sinh kế cho đồng bào ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu tiên là nâng cao khả năng hội nhập của nhà nông vào thị trường, và tiếp đến là giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn tư liệu sản xuất và bồi dưỡng năng lực, sự tự tin và kỹ năng cần thiết cho phụ nữ, tạo điều kiện để họ theo đuổi những cơ hội kinh tế của riêng mình.

    Ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

     

    “Biên bản Ghi nhớ này tái khẳng định cam kết của Cargill về việc kiến tạo một hệ thống lương thực bền bỉ, vững mạnh, và dễ tiếp cận trên toàn thế giới,” ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết.

     

    “Cargill chú trọng vào việc xây dựng ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng đổi mới và bền vững, cùng với đó là hàng triệu nông dân Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và thế giới. Chúng tôi tại Đại sứ quán Hoa Kỳ rất tự hào về Cargill và những gì mà công ty đã nỗ lực thực hiện, trong đó có những đóng góp lớn lao về mặt xã hội và kinh tế thông qua các chương trình cộng đồng như dự án “Vươn Mình”, ông Ralph Bean chia sẻ thêm.

    Bà Michelle Grogg, Phó Chủ tịch phụ trách Trách nhiệm Doanh nghiệp kiêm Giám đốc Điều hành Quỹ Cargill

     

    “Đây là một chương trình cộng đồng hết sức quan trọng đối với Cargill, phản ánh nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi trong việc tạo dựng các chuỗi cung ứng bền vững và có khả năng phục hồi cùng với những đối tác quan trọng như CARE. Chung vai sát cánh với người nông dân, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có thể triển khai những chương trình cộng đồng phù hợp với đặc điểm mỗi vùng, nhằm kết nối người nông dân với thị trường tiêu thụ và cải thiện sinh kế của họ,” bà Michelle Grogg, Phó Chủ tịch phụ trách Trách nhiệm Doanh nghiệp kiêm Giám đốc Điều hành Quỹ Cargill chia sẻ tại lễ ký kết tại Hà Nội. 

    Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của CARE Quốc tế tại Việt Nam

     

    Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết: “Nhằm thu hẹp khoảng cách về giới và giúp người dân tiếp cận những cơ hội phát triển kinh tế, dự án “Vươn Mình” tập trung cải thiện quyền lợi của phụ nữ và các nhóm dân cư yếu thế. Thông qua việc kiến tạo các nhân tố và môi trường thúc đẩy phát triển, CARE sẽ hợp tác với các đối tác và cộng đồng bản địa để củng cố, bồi dưỡng năng lực cho phụ nữ, tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế và tư liệu sản xuất, giúp phụ nữ, gia đình của họ và cộng đồng cùng hưởng lợi. Hợp tác với Cargill không chỉ giúp chúng tôi bồi dưỡng năng lực cho nông dân, mà còn đề cao tiếng nói của phụ nữ và giúp họ thăng tiến, nâng cao tiếng nói, vai trò và vị thế của người phụ nữ trong các quyết định liên quan.”

     

    Chương trình đặt ra ba mục tiêu đầy tham vọng trong kế hoạch hai năm. Mục tiêu thứ nhất là nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ có được nguồn sinh kế bền vững. Cụ thể, chương trình sẽ tổ chức người tham gia dự án thực hành mô hình vừa học vừa làm từ sản xuất tới thị trường, tiến hành đào tạo, huấn luyện kỹ thuật và bồi dưỡng khả năng kinh doanh cho họ. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh nhỏ cũng sẽ được lựa chọn để tiếp nhận vốn mồi nhằm mở rộng sản xuất, cũng như tiếp nhận đào tạo và hỗ trợ nâng cao.

    Dự án “Vươn Mình” sẽ bồi dưỡng năng lực cho phụ nữ, tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế và tư liệu sản xuất

     

    Mục tiêu thứ hai của dự án là cải thiện năng lực tiếp cận nguồn vốn và quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua việc phát triển các quỹ tiết kiệm và tín dụng tại thôn bản, cũng như đào tạo, hướng dẫn nông dân cách quản lý tài chính. Dự án này cũng sẽ giới thiệu nông dân và cơ sở kinh doanh tiếp cận các định chế tài chính uy tín, hỗ trợ họ vay vốn để mở rộng đầu tư sản xuất.

     

    Và mục tiêu thứ ba là nhằm hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra cho nông hộ, thông qua việc cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh của nông dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ mua/bán/tiếp thị tập thể. Qua đó, dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho các nhóm sản xuất, để người tham gia có thể tiếp thị và bán sản phẩm qua các kênh thương mai điện tử và kênh kỹ thuật số khác.

     

    “Cargill cam kết kiến tạo một hệ thống lương thực toàn cầu mang tính bền vững và có khả năng phục hồi cao. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp các khoá đào tạo, tập huấn về quy trình nông nghiệp bền vững và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho 10 triệu nông dân toàn thế giới vào năm 2030 thông qua những chương trình tương tự. Cargill sẽ giúp người nông dân tiếp nhận và điều chỉnh các cách thức, quy trình thực hành nông nghiệp bền vững, xây dựng năng lực sản xuất và kinh doanh dài hạn, đồng thời hỗ trợ các thế hệ kế tiếp. Và nông nghiệp chính là cách chúng ta sẽ kết nối với nhau để thực hiện mục tiêu này, thông qua việc hợp tác không ngừng ở các cấp độ người dân, tổ chức và chính phủ,” bà Grogg bổ sung.

    Các đại biểu tham dự sự kiện chụp ảnh lưu niệm

     

    Cargill và CARE đã có bề dày hợp tác hơn 60 năm trên toàn cầu, luôn tập trung vào cách tiếp cận dài hạn và bền vững để giải quyết những thách thức lớn nhất mà thế giới đang đối mặt, chẳng hạn như năng suất nông sản thấp, tình trạng dinh dưỡng kém, khó tiếp cận thị trường, và hạn chế về cơ hội kinh tế. Tiếp nối truyền thống hợp tác giữa hai bên với 32 dự án đã được thực hiện thành công trên 13 quốc gia, giúp cải thiện sinh kế của hơn 3,3 triệu người dân, “Vươn Mình” sẽ là dự án đầu tiên do Cargill và CARE phối hợp triển khai tại Việt Nam.

     

    Trong suốt 27 năm hoạt động tại Việt Nam, Cargill không ngừng hỗ trợ các cộng đồng dân cư nông thôn nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng. Quỹ từ thiện Cargill Cares đã tài trợ xây dựng 106 trường học trên toàn quốc, trong số đó có tới 13 trường tại các khu vực vùng sâu vùng xa ở Tây Nguyên, gồm 5 điểm trường tại tỉnh Đắk Lắk. Dự án “Vươn Mình” sẽ tiếp tục phát huy những ảnh hưởng tích cực này, thông qua việc đáp ứng các yêu cầu cấp bách và khắc phục khó khăn trước mắt cho người nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.

     

    Hà Ngân

    Thông tin về Cargill

     

    Cargill giúp hệ thống thực phẩm thế giới vận hành vì con người. Chúng tôi kết nối người nông dân với các thị trường tiêu thụ, khách hàng với nguyên liệu, và các hộ gia đình với những hàng hóa cần thiết – từ thực phẩm tới những tấm lót sàn họ sử dụng mỗi ngày. Đội ngũ của chúng tôi trên toàn cầu luôn nỗ lực đổi mới, đồng hành và giúp đỡ các đối tác và cộng đồng, nhằm theo đuổi mục tiêu chung là nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Tại Việt Nam, chúng tôi hoạt động kinh doanh từ năm 1995 và hiện có khoảng 1.400 nhân viên làm việc để cùng góp phần thực hiện mục đích này, và giúp cho đất nước phát triển thịnh vượng.

     

    Khả năng vươn xa là không có giới hạn, từ việc sản xuất những loại thức ăn chăn nuôi được tiết giảm lượng phát thải mê tan, tới những loại nhiên liệu tái tạo được sản xuất từ rác thải. Nhưng những giá trị của chúng tôi thì không thay đổi. Chúng tôi lấy con người làm trọng. Chúng tôi nỗ lực đạt mục tiêu cao hơn. Chúng tôi làm điều đúng đắn. Đó là cách mà Cargill đáp ứng nhu cầu của những người mà chúng tôi gọi là láng giềng và hành tinh mà chúng tôi gọi là nhà trong suốt 157 năm qua – và là cách mà chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tới. Để có thêm thông tin, hãy truy cập Cargill.com và ghé thăm Trung tâm Tin tức của chúng tôi.

     

    Thông tin về tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam

     

    CARE là một tổ chức phát triển quốc tế và viện trợ nhân đạo chống lại đói nghèo và bất công trên toàn cầu, tập trung làm việc với phụ nữ và trẻ em gái để mang lại thay đổi lâu dài cho cộng đồng. CARE Quốc tế tại Việt Nam (CVN) đã tích cực hợp tác với nhiều tổ chức và đối tác của Việt Nam trong hơn 300 dự án kể từ năm 1989. CARE nhận ra rằng chìa khóa để đạt được thành tựu phát triển bình đẳng là các can thiệp nhằm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của tình trạng nghèo đói, bất công xã hội và bất bình đẳng giới, lề hóa một bộ phận dân số trong quá trình phát triển và khiến họ dễ bị tổn thương.

     

    Mục tiêu dài hạn của CVN là người dân tộc thiểu số và thành thị nghèo và yếu thế thuộc mọi giới, đặc biệt là phụ nữ, được hưởng lợi một cách bình đẳng từ quá trình phát triển. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.care.org.vn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Minh Nguyễn
  • Bài viết rất hay. Tham khảo thêm Bột đá Amico là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm khoáng sản như: Bột đá CaCO3 bột đá thô Bột đá mịn Bột đá siêu mịn . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.