[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với lợi thế là một trong những nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất thế giới, Công ty Cargill không chỉ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt và chi phí hiệu quả nhất mà còn đưa ra những giải pháp thích ứng hiệu quả cho người chăn nuôi trong thời điểm khó khăn nhất.
Những chia sẻ của ông Phạm Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc ngành Dinh dưỡng vật nuôi, Cargill Việt Nam – Thái Lan với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc ngành Dinh dưỡng vật nuôi, Cargill Việt Nam – Thái Lan
Ông đánh giá như thế nào về giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam thời gian gần đây? Xu thế năm 2022 và thời gian tới?
Đối với viễn cảnh về giá cả hàng hóa, chúng tôi chỉ có thể nhận xét rằng thị trường nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục biến động do còn nhiều yếu tố bất ổn như thời tiết, chênh lệch cung – cầu, và đặc biệt là sự gián đoạn chuỗi cung ứng do diễn biến chính trị Đông Âu hiện tại.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn còn khá nặng nề trên phạm vi toàn cầu. Một trong những dấu hiệu có thể thấy rõ là tình trạng thiếu nhân công và giá cước vận chuyển tăng cao kỷ lục, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ có vậy, chính sách zero-COVID của Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp phongtoả và thắt chặt phòng dịch cũng ảnh hưởng nặng nề đến công tác vận hành và khai thác các cảng xuất khẩu hàng hóa, gây ra tình trạng thiếu hụt container trên khắp thế giới.
Một số quốc gia khác cũng áp dụng các biện pháp hạn chế, ví dụ như Rumani cấm xuất khẩu nông sản, và Argentina có thể tăng thuế suất xuất khẩu dầu đậu nành và khô đậu tương từ 31% lên 33%, song song với việc đăng ký hạn ngạch xuất khẩu, cũng khiến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi càng hạn hẹp hơn.
Chúng tôi cho rằng hạn chế xuất khẩu sẽ dẫn đến hậu quả là giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng cao, do vậy nhà sản xuất buộc phải áp dụng một số thay đổi trong công thức chế biến, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế. Cũng do phát sinh nhu cầu về nguyên liệu thay thế, mà giá cả các loại nông sản cạnh tranh với dầu thực vật, thức ăn protein và hạt ngũ cốc cũng sẽ tăng theo. Tất cả những biến động nêu trên sẽ làm cho giá cả hàng hóa trồi sụt thất thường, khiến ngành thức ăn chăn nuôi năm nay cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cargill đã, đang và sẽ làm gì để thích ứng, ổn định sản xuất và phát triển?
Cargill với bề dày lịch sử 157 năm hoạt động trên toàn cầu và gần 27 năm tại Việt Nam đã triển khai đầu tư rất lớn vào phát triển hệ thống nhà máy sản xuất và cung ứng cũng như nghiên cứu và phát triển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhằm thiết lập và phát triển chuỗi cung ứng phục vụ mục đích nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững.
Với thế mạnh của công ty dẫn đầu về các công nghệ dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, Cargill đầu tư không ngừng vào phát triển các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp chất lượng cao, tiên phong về công nghệ và đa dạng, đã và đang phục vụ khách hàng thuộc mọi phân khúc, phục vụ các loài vật nuôi địa phương ngày một hiệu quả hơn. Chúng tôi tập trung ưu tiên ứng dụng những công nghệ giúp mang lại nguồn thức ăn chăn nuôi tốt nhất với chi phí hiệu quả nhất, tư vấn người nuôi về an toàn sinh học, đồng thời cung ứng nguồn heo giống chất lượng cao tại Việt Nam nhằm giúp bà con chăn nuôi nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, góp phần ứng phó và từng bước vượt qua những thách thức do tình hình tăng giá nguyên liệu thô và các yếu tố biến động thị trường khác.
Nhằm mang lại sự thuận tiện và an tâm của khách hàng khi lựa chọn Cargill, chúng tôi cũng liên tục hiện đại hóa hệ thống vận hành, nghiên cứu và phát triển những giải pháp và sáng kiến tối tân, tăng cường tính linh hoạt trong công tác hoạch định chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng, rút ngắn thời gian giao dịch tại nhà máy, giao nhận hàng hóa … Những nỗ lực đó cùng với sự tận tâm của đội ngũ nhân lực với cam kết luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, Cargill đã đồng hành cùng người chăn nuôi Việt Nam qua nhiều giai đoạn thịnh và suy của ngành chăn nuôi trong suốt gần 3 thập kỷ qua, hướng tới phát triển thịnh vượng và bền vững.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nhà máy thức ăn chăn nuôi của Cargill tại tỉnh Bình Dương
Như ông biết, từ giữa năm 2021, giá các sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp, người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, vậy Cargill có những chính sách gì để hỗ trợ, giúp họ có thể duy trì và phát triển nghề chăn nuôi bền vững?
Cargill triển khai phương pháp tiếp cận dựa trên lợi thế khoa học công nghệ. Chúng tôi tin rằng việc ứng dụng công nghệ sức khỏe và dinh dưỡng tiên tiến là cách thức tối ưu để cải thiện năng suất cũng như chất lượng vật nuôi và giúp khách hàng gia tăng lợi nhuận, bằng cách tập trung vào các yếu tố
Dinh dưỡng đột phá (như nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng đề kháng…), Quản lý trang trại hiệu quả (an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ), và Con giống chất lượng cao.
Riêng trong năm 2021 và đầu năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển một số dòng sản phẩm tiên phong đưa vào phục vụ người nuôi, gồm:
Neopigg: Hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh dành cho heo con, kết hợp 3 công nghệ tiên tiến: Gói chất Béo độc đáo + Công nghệ chế biến Đạm đặc biệt + Kiểm soát Sức khỏe đường ruột.
Provisoy – nguồn đạm siêu tiêu hóa cho gia súc, gia cầm và thủy sản, giúp tăng cường năng suất vật nuôi nhờ tiêu hóa tốt, tăng trọng nhanh và tăng độ đồng đều đàn. Bộ sản phẩm cho Heo thịt & heo xuất chuồng – áp dụng công nghệ dinh dưỡng tiên tiến vào thiết kế sản phẩm chuyên biệt theo từng mô hình chăn nuôi, giúp tối ưu tiềm năng tăng trưởng của vật nuôi, tiết kiệm từ 5-10% chi phí thức ăn (tùy từng bộ công thức), nhờ đó duy trì lợi nhuận ổn định cho khách hàng.
Đặc biệt, chúng tôi đã bắt đầu cung cấp heo giống chất lượng cao và năng suất cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam thông qua trại giống hạt nhân và các đối tác trên toàn quốc.
Không chỉ có vậy, Cargill cũng cung cấp cho khách hàng gói giải pháp toàn diện để tăng năng suất trại, bên cạnh chương trình dinh dưỡng hiệu quả còn cung cấp phần mềm Agriness, công cụ quản lý và phân tích dữ liệu của vật nuôi, giúp khách hàng theo dõi trang trại từ xa và ra quyết định theo thời gian thực. Nhờ vậy, khách hàng có thể hiện đại hóa các thao tác thực hành trong chăn nuôi cũng như đo lường và hiệu chuẩn năng suất, từ đó gia tăng lợi nhuận.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi ở nhiều quốc gia, theo ông, ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung cần có những thay đổi và thích ứng gì để phát triển bền vững hơn?
Ngành chăn nuôi Việt Nam đã và đang có tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp chăn nuôi cũng cải thiện được đáng kể năng suất trang trại nhờ vào công tác vận hành được từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và áp dụng tư duy lợi tức đầu tư. Để phát triển bền vững, theo chúng tôi doanh nghiệp chăn nuôi nên chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuồng trại, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, chọn lọc nguồn giống chất lượng cao, cải thiện thức ăn chăn nuôi theo hướng nâng cao sức khỏe và năng suất vật nuôi, xây dựng quy trình quản lý và chăm sóc sức khoẻ con giống một cách bài bản…
Thực hiện và giữ vững được những yếu tố tiên quyết đó, chúng ta có thể đảm bảo gia tăng sản lượng và chất lượng của ngành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, chủ động cung – cầu trong nước và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu.
Trân trọng cảm ơn Ông về cuộc phỏng vấn này!
Hà Ngân (thực hiện)
“Chúng tôi tập trung ưu tiên ứng dụng những công nghệ giúp mang lại nguồn thức ăn chăn nuôi tốt nhất với chi phí hiệu quả nhất; tư vấn người nuôi về an toàn sinh học; đồng thời cung ứng nguồn heo giống chất lượng cao tại Việt Nam, nhằm giúp bà con chăn nuôi nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, góp phần ứng phó và từng bước vượt qua những thách thức do tình hình tăng giá nguyên liệu thô và các yếu tố biến động thị trường khác” – ông Phạm Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc ngành Dinh dưỡng vật nuôi, Cargill Việt Nam – Thái Lan
- cargill li>
- ông Phạm Đức Thắng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất