[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam đang dần đi đến hồi kết. Với quyết tâm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu, Việt Nam hứa hẹn một tương lại tươi sáng hơn cho các loài gấu.
Hà Nội: Tịch thu số lượng mật gấu lớn nhất từ trước đến nay
Bình Dương: Chuyển giao Gấu ngựa cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Tam Đảo
ENV – Ra mắt phim ngắn mới: Bảo vệ động vật hoang dã chỉ bằng một cuộc gọi miễn phí
Sáng ngày 22/10, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tổ chức sự kiện “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích” tại Hà Nội, nhằm nhìn lại và kỉ niệm những dấu mốc quan trọng trong chặng đường gần 20 năm nỗ lực, cũng như tôn vinh những cá nhân, đơn vị có đóng góp lớn trong hành trình chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam.
Năm 2005, Việt Nam có gần 4000 cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép tại 1.390 cơ sở tư nhân. Hầu hết các cá thể gấu này đều bị săn bắt trái phép từ khi còn nhỏ và bán cho các cơ sở nuôi gấu lấy mật. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế Giới (WAP) thực hiện một chiến dịch nhằm từng bước xoá bỏ tình trạng này. Ngay từ bước khởi đầu, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định 02/2005/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi nhốt. Theo đó, tất cả các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt phải được gắn chíp điện tử để nhận dạng và quản lý. Các cá thể gấu không có đăng ký, gắn chíp sẽ bị tịch thu. Hoạt động đăng ký quản lý và gắn chíp gấu đã được hoàn thành vào năm 2006.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
“Đây là hành trình rất dài tuy nhiên chưa hẳn đã chấm dứt, khó khăn vẫn còn ở đó khi mà chúng ta vẫn còn đến 17 tỉnh thành đang còn có gấu bị nuôi nhốt và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc để làm. Nhưng ít nhất thì chúng ta đang đi đúng hướng trong nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam. Tôi hi vọng, thông qua sự kiện này thì chúng ta có thể nhìn lại hành trình đã nỗ lực trong suốt 20 năm qua, đồng thời cũng có những trao đổi thảo luận để cùng tìm ra những giải pháp thúc đẩy, chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho các quần thể gấu trong tự nhiên được phục hồi”, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết.
Sau gần 20 nỗ lực không ngừng nghỉ, số lượng gấu gấu bị nuối nhốt đã giảm 95% từ khoảng 4000 cá thể năm 2005 còn 192 cá thể tại 60 trại gấu tính đến hết tháng 8/2024. Hiện có 46/63 tỉnh thành không còn gấu bị nuôi nhốt lấy mật. Chiến dịch chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật còn có sự tham gia của ENV, Tổ chức Động vật Châu Á (AAF), Tổ chức Four Paws và Free The Bears. Các tổ chức này đồng hành trong công tác cứu hộ gấu, hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật xử lý vi phạm về gấu, giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu và kêu gọi các chủ gấu tự nguyện chuyển giao gấu đến các trung tâm cứu hộ.
Ông Lê Duy Phương, Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới
“Nhờ nỗ lực lâu dài, chúng tôi đã có một bước ngoặt đánh dấu sự thành công của hành trình chấm dứt nuôi gấu lấy mật. Tính đến tháng 8/2024, số gấu tại Trung tâm bảo tồn và Trung cứu hộ đã nhiều hơn số gấu hiện tồn tại tại các trang trại. Tuy nhiên, hành trình này vẫn còn nhiều thách thức. Đặc biệt ở huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, hiện vẫn còn 94 cá thể gấu nuôi nhốt, chiếm 49% số gấu tại Việt Nam, là điểm nóng nhất trên cả nước. Với quan điểm Gấu thuộc sử hữu của con người, chúng thuộc về thiên nhiên hoang dã, chúng tôi hướng tới một thế giới mà phúc lợi động vật được coi trọng và không còn hành vi tàn ác với động vật”, ông Lê Duy Phương, chuyên gia tư vấn Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới nhấn mạnh.
Ngoài ra, Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ dần hoạt động nuôi gấu lấy mật thông qua các hoạt động đăng ký, gắn chíp, thường xuyên theo dõi số gấu bị nuôi nhốt cũng như đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ gấu. Điển hình như cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã nỗ lực bền bỉ trong việc thuyết phục các chủ gấu chuyển giao gấu, đưa tỉnh này trở thành một trong những tỉnh thành đầu tiên không còn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cũng đã rất xuất sắc vận động chủ nuôi chuyển giao thành công 94 cá thể gấu từ các trại gấu đến trung tâm cứu hộ.
“Tuy không phải là điểm nóng về nuôi nhốt gấu, nhưng Lạng Sơn lại có những chủ nuôi cứng rắn, không muốn chuyển giao gấu đến trung tâm cứu hộ. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực bền bỉ trong việc vận động, thuyết phục, chủ nuôi cuối cùng trên địa bàn tỉnh đã chuyển giao 3 cá thể gấu đến trung tâm cứu hộ, đưa Lạng Sơn trở thành địa phương thứ 40 không còn gấu bị nuôi nhốt”, ông Nông Trường Giang, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm thành phố Lạng Sơn chia sẻ.
Tôn vinh những đơn vị có đóng góp lớn trong hành trình chấm dứt nuôi gấu lấy mật
Chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật vẫn không thể kết thúc nếu thị trường tiêu thụ mật gấu vẫn còn tồn tại. Do đó, theo EVN, để đẩy nhanh quá trình chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật – hoạt động đã làm suy giảm đáng kể quần thể gấu hoang dã tại Việt Nam, các tỉnh thành còn gấu bị nuôi nhốt cần hành động nhanh chóng và quyết liệt hơn. Chính quyền các địa phương cần có giải pháp để chuyển giao toàn bộ 192 cá thể gấu còn lại trong các cơ sở tư nhân đến các trung tâm cứu hộ và bảo tồn.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần nỗ lực ngăn chặn và xoá bỏ các vi phạm liên quan đến gấu trên không gian mạng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Facebook. Việc xử lý nghiêm các vi phạm sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm từ gấu cũng như tạo tính răn đe.
Phương Nhung
- ENV li>
- Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên li>
- nuôi gấu lấy mật li>
- chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam li> ul>
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất