Đồng bào Mông ở các xã Hòa Phong, Cư Drăm, Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò giống địa phương để bán xuất khẩu. Hướng đi này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Tại xã Hòa Phong, đồng bào Mông di cư vào chủ yếu sinh sống ở hai thôn Noh Prông và Ea Khiêm với 563 hộ, 2.771 khẩu. Tính đến cuối năm 2020, thôn Noh Prông có 214 hộ nuôi bò nhốt chuồng với tổng số 646 con; trong đó bò giống địa phương chiếm 70%.
Ông Lý Xuân Tu là người tiên phong ở thôn Noh Prông đi tìm đầu ra cho bò giống địa phương. Trước đây, trong một chuyến về thăm quê, nhận thấy bà con nơi đây nuôi bò giống địa phương để xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi quay về ông Tu bàn với những người trong dòng họ tập trung vốn liếng vừa nuôi bò giống địa phương để bán xuất khẩu, vừa phát triển đàn bò lai tiêu thụ tại địa phương. Nhiều người trong dòng họ ông hưởng ứng, người nuôi nhiều nhất là 7 con, người nuôi ít là 2 con bò… Ông còn trao đổi, bàn bạc với Chi bộ thôn về liên kết tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với ban tự quản thôn vận động bà con nuôi bò giống địa phương để xuất khẩu.
Chuồng trại nuôi bò của gia đình ông Lê Văn Sình.
Sau 4 tháng, số lượng đàn bò giống địa phương gia tăng, ông Lý Xuân Tu cùng với các ông Lầu A Tu, Giàng Mí Lình, Sùng Mí Chơ ở thôn Ea Khiêm về tận tỉnh Cao Bằng ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ban đầu, do chưa am hiểu về kiểm định thú y và thủ tục vận chuyển gặp khó khăn, nên số lượng bò tiêu thụ chưa nhiều. Được sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành, kể từ chuyến thứ hai sau khi hoàn tất mọi thủ tục vận chuyển tiêu thụ và kiểm định thú y, các ông đến tận chuồng thu mua cho bà con rồi tập kết về một điểm để vận chuyển.
Nhận thấy nuôi bò giống địa phương vừa ổn định đầu ra, vừa có thu nhập cao nên bà con trong các thôn rất hưởng ứng, nhiều người đã lặn lội đến những nơi xa xôi ở Ninh Thuận, hoặc những vùng nuôi bò theo phương thức truyền thống chăn thả tìm mua những con bò giống tốt, có khả năng vỗ béo nhanh về nuôi. Nhiều hộ đã có thu nhập cao, ổn định từ chăn nuôi bò. Như gia đình ông Ngô Văn Nình (ở thôn Noh Prông) mua 2 con bò giống địa phương với giá 41 triệu đồng về nuôi; sau khi nuôi 4 tháng ông bán được 54 triệu đồng, tính ra bình quân mỗi tháng gia đình ông có thu nhập thêm từ chăn nuôi trên 3 triệu đồng.
Riêng năm 2020, gia đình ông Nình có tổng thu nhập 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Hay như gia đình ông Hầu Văn Lành (thôn Noh Prông) hiện đang nuôi 2 con bò giống địa phương và 2 con bò lai Sind. Ông Lành chia sẻ: “Theo tính toán của gia đình, một con bò lai từ khi đẻ đến khi xuất chuồng mất thời gian 3 năm, giá bán dao động từ 30 – 35 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí bình quân một con mỗi tháng chỉ lãi gần 1 triệu đồng, trong khi đó nuôi bò giống địa phương xuất khẩu thì lãi cao hơn 1,5 lần”. Gia đình ông Lý Văn Sình (thôn Noh Prông) sau mỗi đợt xuất bán bò, ngoài số tiền lãi chi dùng cho gia đình, ông luôn duy trì số lượng tái đàn từ 6 – 7 con bò, hiệu quả kinh tế từ nuôi bò giống xuất khẩu mang lại giúp gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn.
Bò giống địa phương của gia đình ông Đào Văn Khài đang thời kỳ vỗ béo để xuất bán.
Không chỉ người dân xã Hòa Phong, nhiều gia đình người Mông ở các xã Cư Pui, Cư Drăm cũng đang nuôi bò theo hướng này. Nhiều hộ ngoài nuôi bò giống địa phương nhốt chuồng để xuất khẩu còn trực tiếp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp ở Cao Bằng để tổ chức thu mua bò tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong thôn trong việc tiêu thụ…
Ông Hoàng Văn Bằng, Phó Bí thư Chi bộ thôn Noh Prông cho biết, nhờ các hộ dân năng động, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm nên tổng đàn bò của thôn luôn ổn định và phát triển, góp phần cải thiện đời sống cho bà con. Cùng với đó, được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, đến cuối năm 2020 bình quân thu nhập đầu người trong thôn đạt hơn 18,8 triệu đồng/năm, tăng 2 triệu đồng so với năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 39,6%.
Mai Viết Tăng
Nguồn: Báo Đắk Lắk
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
Tin mới nhất
T2,07/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất