Thực hiện tái cơ cấu sản xuất theo hướng gia tăng giá trị thì chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung là hướng phát triển đúng đắn và bền vững của ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là mối nguy cơ đe dọa thường xuyên thì vấn đề đặt ra cho phát triển chăn nuôi là phải an toàn dịch bệnh. Vì vậy, chăn nuôi tập trung gắn với an toàn sinh học và vệ sinh môi trường, đặc biệt chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là mô hình chăn nuôi sạch giúp người chăn nuôi bảo vệ tốt đàn vật nuôi trong điều kiện dịch bệnh tràn lan, không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Gio Linh
Nắm bắt được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, anh Nguyễn Quốc Đạt đã đầu tư hệ thống chuồng trại đạt chuẩn và ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sản phẩm tại thôn Thượng Xá, Hải Thượng, Hải Lăng. Trang trại gà Trằm Ri của anh Đạt có quy mô 2 ha, chăn nuôi hơn 10.000 con gà ta theo hình thức thả vườn. Đến nay, sau 3 năm áp dụng theo quy trình chăn nuôi sạch, trang trại gà Trằm Ri đã được Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC cấp giấy chứng nhận VietGAP. Mỗi lứa gà nuôi 2.000 con trong thời gian 135 ngày được phân thành từng giai đoạn nuôi rất cụ thể. Từ khi sinh ra đến 45 ngày, gà con được ăn bột dinh dưỡng, được nuôi nhốt để làm quen dần với môi trường bên ngoài. Từ 46 ngày đến 135 ngày, gà ăn thức ăn phối trộn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng có bổ sung vitamin và khoáng chất. Giai đoạn sau gà được thả chạy vườn để tạo độ săn chắc của thịt. Quy trình phòng bệnh của trang trại được anh Đạt thực hiện 3 lớp và khử trùng, tiêu độc cẩn thận. Trang trại nằm xa khu dân cư, xa trục đường giao thông chính nên nguy cơ dịch bệnh gần như không đe dọa đến trang trại. Anh Đạt cho biết: “Trang trại đã hoạt động được 3 năm mà chưa hề bị dịch bệnh. Làm được điều đó là nhờ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kĩ thuật chăm sóc cũng như phòng bệnh cho gà theo chuẩn VietGAP. Hiện nay, mỗi tháng trang trại xuất chuồng 2.000 con gà và bán rất được giá trên thị trường”.
Trang trại gà Trằm Ri cũng đã xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất đến giết mổ và tiêu thụ. 100% số lượng gà sau khi nuôi được giết mổ tại trang trại và tiêu thụ đến tận tay người tiêu dùng với giá 100.000 đồng/kg gà hơi và 140.000 đồng/kg gà thịt. Khách hàng của trang trại khá phong phú từ nhà hàng, khách sạn đến hộ gia đình. Người tiêu dùng ưa thích gà của trang trại Trằm Ri vì đó là sản phẩm sạch, chất lượng thịt ngon. Chị Hoàng Thị Vân Anh, ở khu phố 6, phường 1, thành phố Đông Hà cho biết: “Mua gà của trang trại Trằm Ri để làm thực phẩm cho gia đình tôi thấy yên tâm vì biết rõ nguồn gốc đó là gà sạch và ngon”.
Mỗi năm trang trại gà Trằm Ri xuất chuồng khoảng 36 tấn thịt gà hơi, đạt giá trị 3,6 tỉ đồng, trừ các khoản chi phí, lãi khoảng 10%. Điều quan trọng hơn là mô hình chăn nuôi này cho lãi bền vững nhờ không xảy ra dịch bệnh. Hướng sắp tới, trang trại đầu tư thêm khâu sản xuất con giống để đảm bảo kiểm soát được chặt chẽ nguồn giống gà nuôi và tăng thêm lợi nhuận nhờ tiết kiệm được chi phí con giống.
Chăn nuôi theo kiểu truyền thống, ít vệ sinh chuồng trại, ít phòng dịch và khi bùng phát dịch bệnh thì lạm dụng kháng sinh làm cho vật nuôi có thoát dịch thì cũng chậm phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường bị ô nhiễm. Còn chăn nuôi theo quy trình của VietGAP thiết lập và quản lí chi tiết hệ thống sổ sách ghi chép theo dõi các khâu của quá trình sản xuất từ khi nhập giống đến khi xuất bán giết mổ như: Ghi nhập giống, nhật kí đàn, tình trạng sức khỏe đàn, thức ăn chăn nuôi hằng ngày, vật tư thú y…Vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trước khi nhập chuồng. Nguồn thức ăn cho vật nuôi trưởng thành, ngoài các loại thức ăn chính như cám, gạo, bắp, rau củ… còn thường xuyên được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất với hàm lượng cho phép theo chuẩn nhằm tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khả năng sinh trưởng của vật nuôi. Hệ thống chuồng trại cũng được xây dựng đảm bảo đúng quy trình nghiêm ngặt đạt chuẩn theo quy định. Công tác tiêu độc, khử trùng bên ngoài chuồng trại luôn được thực hiện định kì từ 4- 7 ngày/lần. Chất thải được thu dọn thường xuyên, đóng bao và xử lí trước khi đem ra ngoài trang trại.
Tiến hành chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh xảy ra tràn lan như hiện nay, muốn phát triển bền vững thì yêu cầu bắt buộc là phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe trong chăm sóc và phòng dịch. Tiêu chuẩn chăn nuôi của VietGAP là theo hướng an toàn sinh học, do đó tuân theo tiêu chuẩn này không chỉ phòng, chống dịch bệnh tốt trong chăn nuôi mà còn tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm. Hiện nay, mô hình chăn nuôi liên kết chuỗi giá trị được chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh được hình thành và đang phổ biến, nhân rộng. Toàn tỉnh hiện có 40 trang trại chăn nuôi lợn, bò, gia cầm theo liên kết có kiểm soát, trong đó có 28 trang trại có liên kết theo chuỗi, một số trang trại thực hiện theo chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến sản phẩm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (trong đó có 1 trang trại chăn nuôi gà và 1 trang trại chăn nuôi lợn) và 4 trang trại đang trong giai đoạn hoàn thiện kế hoạch, quy trình, thủ tục để được cấp chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt VietGAP.
Với tổng đàn gia cầm gần 2,6 triệu con, đàn lợn gần 243 ngàn con, đàn bò 68 ngàn con… hiện có của tỉnh, nếu phần lớn trong số này được áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAP thì mang lại giá trị rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, bởi giá trị đó không chỉ tạo ra từ sản xuất mà còn được bảo vệ từ sự hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro dịch bệnh. Nền sản xuất của tỉnh sẽ nhờ vậy mà phát triển bền vững theo hướng gia tăng giá trị.
Trần Cát Linh
Nguồn: Báo Quảng Trị
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi VietGAP li>
- nuôi gà sạch li>
- gà vietgahp li>
- chuẩn VietGAP li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất