Chăn nuôi công nghệ cao: Sử dụng “robot vú em” trong chăn nuôi gà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi công nghệ cao: Sử dụng “robot vú em” trong chăn nuôi gà

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Một khu chăn nuôi gà đẻ phức hợp của CP ở gần thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hiện đang sử dụng “Robot vú em” (nanny robots) để kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ cho đàn gà. Đây là một bước tiến đột phá, có ý nghĩa quan trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm nước này, đặc biệt trong bối cảnh những thông tin về tình trạng mất an toàn thực phẩm đang được báo chí thông tin rầm rộ trong những năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc dành sự ưu tiên cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng cao và tốt cho sức khoẻ.

    Chăn nuôi công nghệ cao: Sử dụng “robot vú em” trong chăn nuôi gà

    Trại nuôi gà đẻ của CP ở Pinggu, Trung Quốc. [Nguồn: Bloomberg]

     

    Dùng robot để kiểm soát chuỗi sản xuất

     

    “Chúng tôi muốn kiểm soát toàn bộ chuỗi chế biến từ trang trại tới bàn ăn,” ông Xie Yi, Phó chủ tịch tập đoàn CP tại Trung Quốc chia sẻ. “Con người đôi khi cũng mắc lỗi, do đó quy trình hoàn toàn tự động hoá sẽ giúp tăng tính an toàn cho hệ thống.”

     

    Thị trường thực phẩm ở Trung Quốc vốn dĩ là một thị trường hỗn độn, ngay cả trứng gia cầm cũng làm giả, và vì thế không có gì lạ khi người tiêu dùng ở quốc gia đông dân nhất thế giới này luôn cảnh giác cao độ về các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày được bày bán trên thị trường. Nhưng xét về khía cạnh khác thì đây cũng là động lực để các công ty, tập đoàn sản xuất thực phẩm tìm giải pháp để chiếm lấy lòng tin của người tiêu dùng vì điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng tăng thị phần. Một trong số những tập đoàn lớn nghiêm túc nhất trong vấn đề này là Charoen Pokphand (CP Group). Vượt lên trên các đối thủ của mình, CP đưa một đội quân robot vào khâu chăn nuôi, sản xuất, với mục tiêu thuyết phục người tiêu dùng rằng đàn gia cầm của họ luôn được chăm sóc kĩ về mặt sức khoẻ, đảm bảo về mặt chất lượng.

     

    Đội robot bao gồm 18 con mô phỏng hình người, kích cỡ tương đương người thật, được trang bị các thiết bị cảm biến, chuyển động bằng bốn bánh xe dưới chân, giúp chúng đi lại dễ dàng quanh khu chuồng gà 3 triệu con để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc gà và kiểm soát các thông số môi trường trong trại.

     

    12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, các “vú em robot” đo nhiệt độ cơ thể và chuyển động của gà, nhận diện gà bệnh hay gà chết và báo cho nhân viên để dọn ra khỏi chuồng hay tiến hành biện pháp chữa trị phù hợp. Nhờ đó giảm thiểu tình trạng lây bệnh (nếu có) và đảm bảo trứng gà bán ra thị trường luôn an toàn, sạch bệnh.

     

    Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IBISWorld, Trung Quốc là quốc gia sản xuất trứng lớn thứ ba thế giới, và là nước sản xuất thịt gà đứng thứ hai sau Mỹ. Ngành sản xuất gia cầm của nước này bao gồm gà, vịt, ngỗng, đà điểu và chim mang lại hơn 100 tỷ USD mỗi năm.
    Tuy nhiên, thị trường trong nước vẫn còn cát cứ, với 5 công ty lớn chiếm 9.7% thị phần. Trong đó, C.P là tập đoàn lớn thứ ba, sau Guangdong Wen’s Foodstuff Group và New Hope Liuhe. Phần còn lại của thị trường là “đất” của hàng trăm ngàn nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vừa chăn nuôi vừa bán gà sống, giết mổ tại chỗ và bày bán ven đường.

     

    Năm 2015, doanh thu của tập đoàn CP tại thị trường Trung Quốc đạt 50 tỷ NDT (tương đương 7.2 tỷ USD) từ việc sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và con giống, chiếm 2.3% thị phần. Hiện mỗi năm CP Trung Quốc sản xuất khoảng 400 triệu con gà và dự kiến sẽ tăng con số này lên gấp ba lần trong 5 – 10 năm tới, theo lời ông Xie cho biết.

     

    Giải quyết các mối lo lớn trong chăn nuôi gà

     

    Vấn đề dịch bệnh, làm giả trứng là hai mối lo ngại lớn mà tập đoàn CP đang tập trung giải quyết. Việc ứng dụng robot trong các trại gà đẻ cũng là một trong những giải pháp mà tập đoàn này đưa ra để đối phó với vấn nạn này.

     

    Đội robot 18 con được đưa vào sử dụng đầu tiên tại một trong những trại gà của CP nằm ở Pinggu, cách Bắc Kinh 80 km về phía đông bắc. Trại này hiện có công suất 2,4 triệu trứng/ngày.

     

    Mỗi ngày, các “vú em” robot đi một quãng đường 127m theo dọc chiều dài trại. Chúng đo nhiệt độ môi trường nhờ các thiết bị cảm biến ở trên đầu, ngực, và đầu gối; và chụp ảnh với tốc độ 6 ảnh/giây để xác định có con gà nào ngưng chuyển động không.

     

    Công nhân chỉ việc ngồi trong buồng kiểm tra, và vào can thiệp khi “vú em” phát hiện thấy có con gà nào ngưng cử động, hay nhiệt độ chuồng nuôi tăng quá cao (hơn 410C). Gà bệnh/chết sẽ được đưa sang cho những con cá sấu ở trại sấu nuôi lấy da của tập đoàn CP xử lý.

     

    Mỗi tour tuần hành của robot kéo dài trong 6 tiếng, sau đó chúng sẽ được nghỉ để nạp nhiên liệu trong 1 tiếng rồi lại tiếp tục công việc của mình.

     

    “Dùng robot để chăm sóc đàn gà là việc chưa từng có ở Trung Quốc, thậm chí ở Mỹ,” ông Hongwei Xin, Giám đốc Trung tâm Sản xuất Trứng công nghiệp của trường Đại học bang Iowa ở Ames cho biết, “nhưng sắp tới sẽ rất có khả năng trở thành xu hướng mới của ngành, và chúng cũng là những công cụ, thiết bị chăn nuôi rất có giá trị.”

     

    Những con robot có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy có gà bị bệnh trong bầy. Chúng nhận dạng gà bệnh rất nhanh và tách chúng khỏi những con còn khoẻ để ngăn ngừa lây lan, giảm rủi ro bùng phát dịch, Glenn Browning, một giảng viên vi sinh thú y của trường Đại học Melbourne cho biết.

     

    Ngoài ra, robot cũng có một lợi thế nữa là giảm thiểu tương tác giữa con người với bầy gà, từ đó giảm rủi ro lây nhiễm bệnh từ gà sang người và ngược lại, nhất là với những loại bệnh nguy hiểm như E. coli và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), thường do công nhân mang từ bên ngoài vào trại. 

     

    Do đó, việc sử dụng robot có thể nói phần nào giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà. “Chính phủ đã và đang cố gắng cải thiện tình hình an toàn thực phẩm trong nước, nhưng vẫn còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa,” ông Yu Jianping, phó Chủ tịch cao cấp của Tập đoàn CP chi nhánh Trung Quốc và là người trực tiếp quản lý trại gà Pinggu cho biết. “Robot là một trong những mắt xích quan trọng giúp chúng tôi kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất”.

    Hà Thu

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.