Đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh tại ĐBSCL hiện còn gian nan và đối mặt rủi ro do còn thiếu thốn nhiều điều kiện khách quan và chủ quan.
Một trại chăn nuôi heo thực hiện an toàn dịch bệnh ở TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.
Ở ĐBSCL, chăn nuôi quy mô trang trại đại gia súc chưa nhiều. Một số địa phương còn chăn nuôi theo tập quán nông hộ nhỏ lẻ, phân tán rải rác. Sau mỗi đợt dịch bệnh, người chăn nuôi gia súc bị thiệt hại nặng nề, những hộ quy mô nhỏ mất dần sức phục hồi, tái đàn.
Hiện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các địa phương ĐBSCL đang hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi nuôi an toàn dịch bệnh cho các cơ sở, trại chăn nuôi gia súc có tổng đàn quy mô vừa và lớn.
ĐBSCL có lợi thế sản xuất lương thực, thực phẩm và nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới để phát triển chăn nuôi.
Trong những năm qua, hoạt động đầu tư vào ngành chăn nuôi có nhiều tiến triển ở khắp các địa phương. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ, có thêm nhiều nhà đầu tư chuyển dần sang chăn nuôi lớn với quy mô trang trại tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả.
Cần Thơ hiện là một trong số nhiều địa phương ở ĐBSCL có sự chuyển biến trong việc tái đầu tư, phục hồi chăn nuôi. Năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cần Thơ tuyên truyền vận động, khuyến khích từ 1-3 cơ sở, trang trại quy mô lớn tự đăng ký tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả heo Châu phi và cúm gia cầm. Qua đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn.
Việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở chăn nuôi trong công tác kiểm dịch khi vận chuyển xuất bán động vật, sản phẩm động vật.
Cùng với ưu tiên trong lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật, các cơ sở, trại chăn nuôi còn được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Anh Tường, một chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ sau nhiều năm duy trì tổng đàn heo nhờ kiểm soát, phòng dịch tốt cho rằng, việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là cách tốt nhất nhằm cải tiến và nâng cao việc quản lý trang trại, giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh của trại với tất cả dịch bệnh cho cơ sở chăn nuôi là rất cần thiết.
Qua đó, cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn khi bán ra thị trường. Sản phẩm chăn nuôi từ nông trại dễ gắn kết với các chuỗi liên kết, các đơn vị chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Theo nhận định của các nhà đầu tư, lựa chọn đầu tư vào nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi là chấp nhận đương đầu với rủi ro, thách thức dịch bệnh và giá tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó, chuỗi liên kết sản xuất chưa hình thành tạo ổn định đang là trở ngại đối với các cơ sở muốn đầu tư, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Theo cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ, qua thực tiễn kiểm tra phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn cho thấy, một số cơ sở chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kiểm soát, xử lý môi trường trong chăn nuôi còn gặp khó khăn trong quản lý dịch bệnh.
Công tác tiêm phòng vacxin trong chăn nuôi gặp khó khăn đối hộ chăn nuôi nhỏ. Lực lượng thú y cơ sở mỏng, nhận thức của một số người chăn nuôi còn hạn chế và chủ quan, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước.
Muốn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cần phải bố trí kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm đối với các loại bệnh. Trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi có thời điểm xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Kinh phí xét nghiệm để duy trì hoạt động hàng năm đối với cơ sở an toàn dịch bệnh (nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn) còn cao nên một số trại chăn nuôi khó duy trì ổn định, hiệu quả nếu không có chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Hơn nữa, việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh không thuộc tiêu chí bắt buộc nên chưa khuyến khích được tổ chức, cá nhân thực hiện.
Hữu Đức
Nguồn: nongnghiep.vn
- an toàn dịch bệnh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất