Chăn nuôi dê sữa: Cần thiết phải đầu tư! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi dê sữa: Cần thiết phải đầu tư!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá trị dinh dưỡng cũng như giá thành sữa dê rất tốt, trong khi đó, số lượng sản phẩm này ở nước ta hiện tại sản xuất ra là chưa đáng kể. Vì vậy, việc đầu tư phát triển ngành chăn nuôi này là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

     

    Những tiềm năng lớn của con dê sữa

     

    Mahatma Gandi lãnh tụ nổi tiếng của Ấn Độ nói về vai trò của con dê: Dê là con bò sữa của người nghèo. Ông RM Achay, nguyên chủ tịch Hội Chăn nuôi dê quốc tế cho rằng: “Dê chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy cho người nghèo”.

    Chăn nuôi dê sữa: Cần thiết phải đầu tư!Ngành chăn nuôi dê sữa ở Việt Nam còn sơ khai

     

    Cũng theo số lượng của FAO – 2015, đối với sản lượng sữa các loại trong năm 2015, sản lượng sữa toàn thế giới đạt 600.978.420 tấn, trong đó, sữa dê là 11.816.315 tấn (chiếm 1,97%). Cũng như thịt dê, sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất 9.2777.942 tấn – chiếm 78,52% tổng sản lượng. Các nước châu Á cung cấp phần lớn sản lượng sữa này (6.291.364 tấn – chiếm 53,24% tổng sản lượng. Trong đó đứng đầu là Ấn Độ (2.610.000 tấn), sau đó là Bangladesh (1.312.000 tấn); Pakistan (640.000 tấn); Trung Quốc 242.000 tấn). Sản lượng sữa dê Việt Nam không đáng kể.

     

    So sánh với sữa người thì sữa dê có hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đương, nhưng do kích thước mỡ sữa dê hơn hàm lượng các axit amin không thay thế, hàm lượng khoáng, vitamin cao nên sữa dê có thể thay thế sữa mẹ nuôi dưỡng em bé, cho các cụ già và người bệnh là rất tốt. Cấu trúc thành phần của chất béo, kích thước của hạt béo của sữa dê nhỏ hơn sữa bò nên dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Đồng thời, hàm lượng các acid béo chuỗi trung bình trong sữa dê cao hơn sữa bò, chính các acid béo này sẽ được hấp thu và chuyển hóa nhanh thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.

     

    Hàm lượng protein trong sữa dê chưa anpha-sl-casein ít hơn sữa bò (một thành phần dễ gây dị ứng).

     

    Sữa dê còn có hàm lượng các axit amin thiết yếu cao hơn trong sữa bò như: trytophan, lysine, valein. Đây là những axit thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng hợp được.

     

    Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sữa dê chứa đầy đủ vitamin như sữa bò, nhưng hàm lượng khoáng như Ca, P, Mg, Fe, Cu, Zn của sữa dê lại cao hơn sữa bò.

     

    Trên thế giới, TS Sibylee Umiker, Hiệp hội Chăn nuôi dê – Thụy Sĩ cho biết, các loại sữa bò giảm nhưng sản phẩm từ dê thì tăng giá, riêng giá các sản phẩm từ sữa dê và xà phòng dê thì tăng giá mạnh. Chất lượng và dinh dưỡng từ sữa dê rất cao vì thế người chăn nuôi cũng có lợi, nhà bán lẻ cũng có lợi.

     

    Bà Danielle Di Pilla, nhà sáng lập, công ty xà bông sữa dê-Australia cho biết từ năm 2005 đã mở rộng sản xuất xà bông dê và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu qua internet. Doanh thu của công ty ước tính lên tới 1 triệu đô la Úc. Các sản phẩm khai thác từ dê đã tạo ra ngành công nghiệp có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, tại các quốc gia phát triển ngày càng có nhiều trại nuôi dê kết hợp với du lịch. Dê là một trong số ít loại gia súc có thể tiêu thụ được từ nhiều quốc gia mà không bị chi phối bởi tôn giáo. Vì vậy, các thị trường Ấn Độ, châu Âu cũng rất thích các sản phẩm từ dê.

     

    Doanh nghiệp nuôi dê sữa: Quá ít

     

    Tại Hà Nội, theo kết quả rà soát của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 9.418 con dê. Số lượng dê nuôi hướng sữa khoảng gần 1.000 con (chiếm 10,6%). Trong đó, số dê hướng sữa trong độ tuổi sinh sản là 550 con (chiếm 55% tổng đàn), số dê khai thác sữa 360 con (chiếm 65% đàn dê cái sinh sản). Đàn đê sữa tập trung chủ yếu tại huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên, sản lượng sữa dê trên địa bàn thành phố hiện nay chỉ đạt từ 500 – 600kg/ngày, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

     

    Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng nhu cầu tiêu dùng sữa dê cho làm đẹp và ăn uống của thành phố còn rất lớn nhưng chưa đáp ứng được.

     

    Còn tại TP Hồ Chí Minh, ông Bùi Thanh Điền, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 30/11/2016, Công ty đã ra mắt sản phẩm Dê sữa Sagri. Trong số 1.500 con dê đang nuôi tại Trại Chăn nuôi Dê giống, thuộc Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú (huyện Củ Chi) hiện có khoảng trên 50 con dê đang trong thời kỳ cho sữa.

     

    Khác với bò sữa, sản lượng sữa dê không nhiều. Hiện tại, trại dê An Phú chỉ thu khoảng 20kg/ngày. Giá bán sữa dê nguyên liệu ở mức 40.000 – 50.000 đồng/kg. Theo ông Điền, quy trình chăm sóc đàn dê sữa tại trại được áp dụng theo ISO 9001:2008, sản phẩm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

     

    Mỗi con dê trong trại đều được gắn thẻ tai để quản lý, chăm sóc. Doanh nghiệp này cũng có kế hoạch chăn nuôi an toàn dịch bệnh để được cấp chứng nhận VietGAP cho đàn dê sữa. Theo kế hoạch, đến năm 2020, tăng đàn dê sữa của trại dê An Phú lên 500 con.

     

    Trang trại chăn nuôi dê sữa quy mô lớn của Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Măng Đen (Cty CP Măng Đen), Kon Tum hiện vẫn là địa chỉ chưa nhiều người biết. Hiện nay, công ty đã có khoảng 7.000 con dê sữa được nhập chủ yếu từ nước ngoài. Trang trại chưa quảng bá, mà đã có những doanh nghiệp Hàn Quốc qua xin đăng ký bao tiêu hết sản phẩm sau này. Họ cần dùng sữa dê cho công nghệ mỹ phẩm, làm đẹp. Công văn số 884/UBND-KTN do UBND tỉnh Kon Tum ban hành ngày 7/5/2015, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch, nhân giống, trồng phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Cty CP Măng Đen cho thấy tổng mức đầu tư của dự án trong 10 năm, là 5.100 tỷ đồng. Trong đó, riêng kế hoạch nuôi 100.000 con dê sữa để sản xuất sữa dê với công nghệ tiên tiến hàng đầu của Mỹ và các nước châu Âu, chu trình khép kín từ vùng trồng thức ăn cho tới chuồng trại nuôi và nhà máy chế biến sữa, bước đầu được đánh giá có quy mô lớn nhất Việt Nam, tại thời điểm hiện nay.

     

    Trong đó, Cty CP Măng Đen dự định đầu năm tới sẽ động thổ xây nhà máy chế biến sữa dê khoảng 400 tỷ đồng tại thành phố Kon Tum, cách Kon Plông 60 km. Từ nay đến khi nhà máy xây xong vào giữa năm 2018, Công ty vẫn ồ ạt nhập dê, vì cần có khoảng 3 vạn dê vắt sữa mỗi ngày mới đủ sản lượng nguyên liệu cho nhà máy vận hành. Thay vì cần đồng cỏ rộng lớn, Cty sẽ tổ chức liên kết cho hàng nghìn hộ dân địa phương gieo trồng thảo dược, cỏ, mía, ngô, khoai, thu hoạch bán cho nhà máy.

     

    Vì sao chưa phát triển?

     

    Theo PGS TS Đinh Văn Bình, Nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây: Do tập quán chăn nuôi chưa có nhiều hiểu biết về lợi ích của chăn nuôi dê nên chăn nuôi dê ở nước ta vẫn chưa được phát triển đúng với tiềm năng của nó, nghề chăn nuôi dê còn chưa được quan tâm đúng mức.

     

    Do suy nghĩ của nhiều người, con dê là con vật phá hoại cây cối hoa màu, chúng bứt hết những lá non làm cây cối không phát triển lên được. Do vậy, một thời con dê bị coi là con vật tàn phá môi trường, cần phải tiêu diệt. Nhưng thật oan uổng cho con dê với đặc tính của chúng là thích bứt cây, hiếu động nên chúng chỉ bứt vài ngọn để ăn rồi lại chuyển sang cây khác, không giống như trâu bò gặp đâu là sạch đấy lại to con nên dễ làm sạt lở. Mặt khác dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả dê lại giúp làm hạn chế cây cỏ lùm bụi không có lợi, phân dê thải ra là nguồn phân bón tốt cho cây trồng.

     

    Cũng theo PGS TS Đinh Văn Bình, so với các nước trong khu vực thì chăn nuôi dê ở Việt Nam nói chung còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực như: Trung Quốc, diện tích gáp 20 lần, dân số 13 lần nhưng số lượng dê cao hơn 108 lần so với Việt Nam.

     

    Mặc dù sữa dê thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa hấp thu, an toàn, nhưng hiện nay, chưa được người tiêu dùng tiêu thụ rộng rãi như sữa bò thôn thường, người ta có ấn tượng là sữa dê khó uống.

     

    Sữa dê mới chỉ có một số loại nhập về Việt Nam từ Mỹ, Liên Xô, Pháp nhưng bán không nhiều. Sữa dê tươi Việt Nam sản xuất chỉ có ở Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và một số ít hộ chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Lâm Đồng nhưng với số lượng ít ỏi, chưa đầy 800kg/ngày, vì vậy coi như ngành chăn nuôi dê sữa Việt Nam còn sơ khai và chưa có gì.

     

    TS Bình cũng khẳng định: Khả năng sản xuất sữa của dê so với các gia súc khác là không thua kém, thậm chí còn cao hơn và đặc biệt giá trị dinh dưỡng của sữa dê là rất tốt trong khi đó, số lượng sữa dê nước ta hiện tại sản xuất ra là chưa đáng kể. Giá của 1 lít sữa dê hiện nay là từ 55.000 đồng-80.000 đồng/lít, cao hơn rất nhiều so với sữa bò là từ 16.000 đồng-20.000 đồng/lít. Vì vậy, việc đầu tư phát triển ngành chăn nuôi dê sữa hiện nay là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

     

    Hà Ngân

    Phát triển theo hướng nào?

     

    Theo PGS TS Đinh Văn Bình, nuôi dê sữa nên có từ vài chục con và thành lập các HTX chăn nuôi dê để hỗ trợ, liên kết với nhau. Mô hình HTX chăn nuôi dê sữa ở Đài Loan rất đáng học tập. Cần thiết chú ý: thông tin kỹ thuật làm chuồng trại; nhận biết về bệnh tật, chẩn đoán và điều trị bệnh dê; dinh dưỡng, tạo nguồn thức ăn và hệ thống chăn nuôi dê, nên bao gồm phần kỹ thuật chế biến bảo quản thức ăn, trồng cỏ; vấn đề sinh sản, giống và quản lý giống; kinh tế và thị trường của sản phẩm chăn nuôi dê…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.