[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi hầu hết người chăn nuôi đều tỏ ra lo lắng, e dè khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì anh Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt ở thôn Cao Quang, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) lại “sống khỏe” với trang trại qui mô 600 nái và 2.000 lợn thịt của mình.
Sau 8 năm gắn bó với chăn nuôi, anh nhận thấy rằng, “việc chăn nuôi không phải dễ, bởi số tiền đầu tư lớn, việc tái đàn cũng không đơn giản. Minh chứng là những người nuôi quy mô nhỏ thường “tự” bỏ nuôi sau một thời gian bám nghề. Để tồn tại và phát triển, người chăn nuôi phải làm sao để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, thì TPP không còn là trở ngại, mà là cơ hội để làm giàu”.
Anh Nguyễn Văn Tuấn
Dân ngoại đạo của nghề chăn nuôi
Mở đầu câu chuyện, anh Tuấn kể: “Tôi vốn xuất thân từ nghề xây dựng, thời điểm năm 1999 nền kinh tế suy thoái nên tôi có ý định làm thêm một nghề khác. Nhưng mãi đến năm 2008, một người bạn rủ lên Thái Nguyên tham quan một trang trại chăn nuôi, qua quá trình tìm hiểu, quan sát, tôi thấy “chăn lợn” khá ổn định, sản xuất đủ số ngày trong năm, không đọng nợ tài chính, ít có sự cạnh tranh và nhà nước đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Những yếu tố trên cộng với sự yêu thích nghề nuôi từ bé, sau 6 tháng suy nghĩ tôi quyết định xây dựng một trại nuôi lợn”.
Thời gian mới tập tễnh vào nghề, do vốn liếng chưa nhiều nên anh Tuấn chỉ nuôi khoảng 200 lợn thịt. Lứa đầu tiên xuất chuồng, số tiền lãi sau khi trừ các khoản chi phí đã khiến anh Tuấn vô cùng phấn khởi. Tiếp tục nuôi thêm vài lứa nữa, anh bắt đầu nhận thấy những bất cập khi bị động về nguồn giống an toàn, nên đã quyết định đầu tư nuôi 120 nái, tăng đàn lợn thịt lên 800 con. Năm 2010, anh thành lập Công ty TNHH MTV Phát Đạt.
Qui mô nuôi ngày càng mở rộng cũng là lúc anh Tuấn nhận thức chỉ có chăn nuôi sạch, khép kín và theo đúng qui trình thì mới phát triển an toàn và lâu dài. Năm 2013, qua quá trình tiếp xúc, làm việc cùng đội ngũ kinh doanh, anh nhận thấy GreenFeed hội tụ đủ những yếu tố giúp anh hướng đến việc chăn nuôi chuyên nghiệp, anh Tuấn đã quyết định hợp tác làm việc cùng GreenFeed, mạnh dạn triển khai, áp dụng mọi sự tư vấn, hướng dẫn vào trại lợn của mình.
Chăn nuôi không dễ, nhưng không khó nếu có tâm huyết
“Muốn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, phải tạo ra môi trường sống tốt”, quan niệm đó của anh Tuấn đã được GreenFeed chia sẻ thông qua bộ giải pháp 5 trọng tâm: tư vấn thiết kế và xây dựng chuồng trại; con giống; dinh dưỡng; quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học mà công ty đang triển khai đến khách hàng. Đầu tiên về qui mô chuồng trại, trên diện tích đất 2 ha, anh Tuấn đầu tư tài chính để xây mới theo mô hình khép kín, chuồng được xây cao, thoáng mát, xây dựng hầm biogas để xử lý phân nhằm giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Đồng thời, anh còn trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại để đàn lợn có thể thoải mái nhất, “vì lợn cũng như con người, nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho năng suất rất tốt”, anh Tuấn bộc bạch.
Anh Tuấn cũng đặc biệt xem trọng các vấn đề an toàn sinh học. Để hạn chế tối đa khả năng mang mầm bệnh hay lây nhiễm bệnh vào trại, các phương tiện đều được phun sát trùng khi vào khu vực trại. Khách tham quan và cả đội ngũ kỹ thuật khi vào các khu vực chuồng nuôi phải được phun sát trùng và tuân thủ đủ thời gian cách ly. Với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, qua thời gian sử dụng hoàn toàn dòng sản phẩm cao cấp HITEK cho trại, anh Tuấn đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả của dòng sản phẩm này, bởi không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để giúp lợn khỏe mạnh, nhanh lớn, đạt trọng lượng khi xuất chuồng, mà sản phẩm còn tối ưu hóa tiềm năng di truyền của giống heo GF24.
Nói về con nái hậu bị GF24, anh gật gù đồng ý, “Nái GF24 khi mới nhập về, qua kiểm tra ban đầu đều âm tính với mọi dịch bệnh. Sau một thời gian nuôi thì quả thật đây là giống lợn khỏe, sức đề kháng cao, mức độ tăng trưởng tốt, chất lượng thịt khi bán ra ngoài thị trường được người tiêu dùng đánh giá cao. Đặc biệt so với những nái bình thường đẻ ở mức 11-12 con/nái/lứa, thì con GF24 này đẻ rất sai, bình quân từ 14 – 15 con/nái/lứa”. “Cũng vì số lượng con đẻ sai nên quá trình chăm sóc cũng phải kỹ hơn. Được cái anh em kỹ thuật của GreenFeed rất nhiệt tình trong việc tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao các kỹ thuật trong việc chăm sóc kỹ cho cả mẹ và con con. Cụ thể là bổ sung thêm dinh dưỡng để heo mẹ đủ sức chăm đàn con số lượng lớn, tập ăn cho heo con sớm hơn. Hay như phải quan tâm đên yếu tố thời tiết để căn chỉnh bữa ăn cho phù hợp”, anh nói thêm. Hiện anh Tuấn đang lên kế hoạch thay đàn dần dần, để hướng đến sử dụng hoàn toàn con GF24 cho đàn nái của trại.
Anh Tuấn cứ tấm tắc khen mãi về đội ngũ nhân viên của GreenFeed, “Hằng tuần, dù khi trại không có vấn đề gì thì các anh em kỹ thuật vẫn xuống trại kiểm tra để nắm bắt năng suất trại, phối giống đạt bao nhiêu, mức độ lên giống như thế nào, đẻ ra bao nhiêu con/đàn/lứa, để có hướng điều chỉnh nhằm đưa năng suất trại đạt hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, GreenFeed còn xây dựng qui trình sử dụng vắcxin cho từng giai đoạn vật nuôi, hướng dẫn cách áp dụng rất cụ thể, bởi trại tuy có cập nhật thông tin về phٍòng ngừa hay xử lý khi dịch bệnh xảy ra, nhưng vẫn không thể nhanh bằng công ty. Do vậy, mỗi khi trại gặp vấn đề, chỉ cần gọi điện là các anh em kỹ thuật của công ty xuống trại “đọc bệnh” ngay để có hướng dẫn sử dụng dụng thuốc, đúng bệnh, đúng liều lượng nhằm tránh gây tổn hại, tổn thất lớn cho trại”.
Bên trong khu chuồng nái đẻ trại anh Nguyễn Văn Tuấn
Mô hình chuỗi thịt heo sạch thành công ở miền Bắc
“Người tiêu dùng thời nào cũng vậy, đều mong muốn mua được những sản phẩm thịt sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm”, nắm bắt tâm lý ấy, cùng với việc đã có trong tay nguồn con giống sạch, qui trình chăm sóc an toàn, anh Tuấn suy nghĩ đến vấn đề “đầu ra” cho đàn heo thịt của trại. Suy nghĩ đó đã trở thành hiện thực vào năm 2014, khi anh Tuấn đầu tư xây dựng lò mổ lợn, công suất 50 – 70 con/ngày. Chia sẻ về việc này, anh Tuấn cho biết: “Do nhu cầu của thị trường cao, trong khi công suất của lò mổ chưa thể đáp ứng đủ, nên hiện tôi mới mở được 2 điểm bán thịt lợn sạch tại Vĩnh Phúc (TP.Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên), cung ứng thịt cho Công ty giò chả Trung Anh, cho thêm khoảng 5 – 6 cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và một siêu thị tại Thái Nguyên”. Trong năm 2014, trang lợn của anh Tuấn được cấp chứng chỉ VietGAP.
Về kế hoạch phát triển đàn, anh Tuấn cho biết: “Vì tài nguyên đất của trại có hạn nên chưa thể tăng qui mô đàn nái. Về lợn thịt, nếu như trước đây lợn nái đẻ ra, tôi dành phần lớn để nuôi, số còn lại bán giống cho bà con, thì sắp tới số lợn thịt sản xuất ra sẽ giữ lại để nuôi, không phải bán ra thị trường nữa. Dự định qui mô của đàn lợn thịt sắp tới khoảng 5.000 – 6.000 con. Tôi cũng lên kế hoạch mở rộng chuỗi liên kết trang trại với đối tượng là những người có tâm huyết với chăn nuôi, hay huy động người thân, bạn bè nuôi ở qui mô 100 – 300 lợn thịt. Tôi sẽ cung cấp thức ăn chăn nuôi, con giống để lấy đầu ra nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của các tỉnh phía Bắc”.
N.N
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo con li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất