[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Một trong những nước có ngành công nghiệp nuôi gà rất phát triển đó là Mỹ. Tại đây gà không kháng sinh (KKS) mới chiếm tỉ lệ nhỏ: 9% trong tổng giá trị gà tươi thị trường trong năm 2013 (9-10 tỉ USD), nhưng được đánh giá là “phát triển nhanh chóng”.
Một vài sự kiện mới nhất, đó là doanh nghiệp Perdue Farms đang tung ra dòng sản phẩm Harvestland, được quảng cáo với câu khẩu hiện “là gà không kháng sinh hàng đầu quốc gia” và “bạn được thưởng thức thịt gà giống như tổ tiên ta xưa kia”.
Mới đây hãng McDonald đã sử dụng gà nuôi không kháng sinh (KKS) của Mỹ trong các cửa hàng của mình, gia nhập hàng ngũ các hãng thực phẩm khác như Chipotle, Panera, và Chick fil-A cũng đã ngừng sử dụng gà nuôi có sử dụng kháng sinh.
Chăn nuôi không kháng sinh đang là hướng đi được nhiều quốc gia quan tâm
“Quy trình” chăn nuôi gà KKS
Gà được nuôi không sử dụng thuốc KS với lý do bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hoặc điều trị bệnh. Các sản phẩm thú y không được xem là kháng sinh (chẳng hạn như một số coccidiostats dùng chống ký sinh trùng đơn bào) vẫn có thể được sử dụng. Thịt gà không chứa dư lượng kháng sinh trong thời gian thu hoạch…
Những năm gần đây hàng loạt các kiểu chăn nuôi gà được “công bố” như: chăn nuôi gà tự nhiên, thả rông, không sử dụng kháng sinh, không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Trong thực tế, thì việc chăn nuôi các kiểu đó “không mới mẻ” ở các nước và ngay tại Mỹ. Nhưng ngày nay nó khác hơn, là một số trại chăn nuôi theo kiểu công nghiệp truyền thống chuyển sang dạng công nghiệp hữu cơ, KKS …
Quy trình nuôi gà KKS hiện đại
Chưa có nhiều quy trình, kinh nghiệm cho các trang trại lớn nuôi theo kiểu chăn nuôi công nghiệp không sử dụng kháng sinh. Gần đây nhất, “Cuộc thảo luận bàn tròn này về mục đích hạn chế sử dụng kháng sinh nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho đàn gà” ở Mỹ, do Công ty Zoetis tổ chức và được giới chăn nuôi quan tâm. Sau đây là một số ý kiến chính được đưa ra:
Mùa thu năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA – Mỹ) đã phát bản hướng dẫn vốn được chờ đợi từ lâu- để chấm dứt việc sử dụng các kháng sinh quan trọng để tăng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong vòng ba năm.
Tuy nhiên gà 1 ngày tuổi (kể cả gà được nuôi “hữu cơ” vẫn được phép chích một liều nhỏ kháng sinh gentamicin trước khi chích vắc xin để chống lại virus herpes vốn gây chết phổ biến cho gà.
Gà nuôi KKS đòi hỏi nuôi thưa hơn, sử dụng thức ăn giảm đi và chi phí sản xuất cao hơn. Trở ngại lớn nhất trong hệ thống chăn nuôi kiểu này là phải ngăn bệnh hoại tử ruột (necrotic enteritis – NE) khi nuôi chúng mà không có KS được trộn vào thức ăn. Ở một số trang trại nuôi gà kiểu này, điều được nghiệm thấy là, lúc đầu thì tốt, nhưng sau đó gà chết cả loạt do bệnh NE. Virus Eimeria gây bệnh cầu trùng bị nghi gây nên bệnh này. “Để duy trì sự thành công, cần thiết phải di chuyển đàn gà đến một nơi mới, ra khỏi trang trại đã bị nhiễm các loại khuẩn gây bệnh này”, một chủ trang trại trại gà nói.
Quản lý thận trọng cần thiết: Trước tiên, đàn gia cầm KKS phải “mới, sạch”; chất độn chuồng phải tươi, chuồng nuôi phải được thông gió tốt và chất độn chuồng được sấy khô hết mức có thể. Để giúp giảm tỷ lệ tử vong do NE là làm ấm gà để chúng ăn chậm lại.
Phải tuân thủ “Chương trình đối tác vật nuôi toàn cầu (Global Animal Partnership program) sử dụng 5 bước để các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe vật nuôi (animal-welfare standards). Úm gà từ 7 đến 10 ngày đầu với tất cả các yếu tố như mật độ nuôi, chất độn chuồng sạch sẽ, đủ thức ăn và nước – là rất quan trọng “. Thức ăn phải chế biến từ các nguyên liệu có chất lượng cao, không độc tố (thí dụ như ngô dễ bị mắc phải). Không cho ăn thức ăn dạng bột mà là dạng viên / hạt. Giảm bớt hàm lượng protien, nên <17% trong giai đoạn 17 ngày tuổi của gà.
“Hầu hết các nhà chăn nuôi gia cầm KKS áp dụng khẩu phần toàn rau không có protein động vật, ít có khả năng chứa vi khuẩn clostridium và các vi khuẩn khác. “Loại bỏ protein động vật làm giảm khả năng nhiễm clostridial và bào tử trong thức ăn.
Quản lý bệnh cầu trùng: Sử dụng vắc xin thay cho các loại kháng cầu trùng (anticoccidials) tổng hợp để chống lại cầu trùng. Tuy nhiên, kết quả không ổn định.
Tất cả các chuyên gia đều đã than thở về việc bắt buộc loại trừ sử dụng ionophores trong hệ thống nuôi gia cầm KKS. Trong khi đó, chúng là các chất duy nhất sử dụng cho việc quản lý bệnh cầu trùng, bệnh ký sinh, nhưng lại cũng được xem như thuốc kháng sinh và vì thế không thể sử dụng?!
Một nhà chăn nuôi gia cầm lớn giấu tên cho biết, năng suất đàn gà nuôi KKS trong một số trường hợp đã hơn gà thông thường. “Chi phí nuôi gà KKS của chúng tôi trong thời gian dài có thể là 3 – 4 xu cho mỗi bảng khối lượng (tức ~ ½ kg) gà sống, nhưng mới đây chúng tôi đã giảm xuống còn 1.5 hoặc 2 xu, một kết quả khá tốt,” ông nói.
Nuôi gà KKS ở Việt Nam và một vài suy nghĩ
Việt Nam đã đối mặt với vấn đề tồn dư kháng sinh khi xuất khẩu cá ba sa và tôm sang Mỹ, EU và Nhật.
Tuy nhiên đối với thực phẩm tiêu thụ trong nước thì vấn đề tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vẫn chưa được đặt ra ở mức độ luật. Sử dụng kháng sinh bừa bãi cho vật nuôi, các loại thực phẩm và hơn thế gà hết hạn sử dụng, gà đẻ thải loại của các nước Hàn quốc, Trung Quốc… vẫn được nhâp về làm thực phẩm và bán rẻ, gây không những tổn hại cho sức khỏe mà làm hại sản xuất trong nước.
Thực ra, nhu cầu thực phẩm an toàn ở Việt Nam đã có, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trở lên. Hiện nay, các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc vẫn chăn nuôi theo kiểu tự nhiên. Gà lợn trâu bò… được thả rông, hoặc nhốt chuồng vào ban đêm, hoặc mùa vụ gieo, trồng. Vật nuôi tự kiếm ăn là chính, ít khi được chủ cho ăn. Mà thức ăn cho ăn thêm đều là lúa gạo khoai sắn, không chế biến, không độn thêm bất kỳ các loại thuốc, chất kích thích sinh trưởng, bởi lẽ họ cũng không có tiền để mua, và việc chăn nuôi của họ chủ yếu phục vụ chính mình mà không phải để bán… Theo định nghĩa của Mỹ, thì các chăn nuôi kiểu đó được gọi là: chăn nuôi không sử dụng các chất hormon, kháng sinh, tự nhiên, trang trại, thả rông…
Điều đặc biệt là Việt Nam có khá nhiều giống/dòng/quần thể gà bản địa có sức sống tốt. Các giống gà đó là gà H’mông (có thể nuôi thả rông và nuôi nhốt kiểu công nghiệp), gà Ri, gà lông Xước (Hà giang), gà Đông Tảo (Khoái châu, Hưng yên), gà Mía (Sơn Tây, Hà Nội), gà Hồ (Thuận thành, Bắc Ninh tiên, Hà nam), Gà H’re (Ba tơ, Quảng ngãi), gà Kiến Quảng nam, gà Tre Tân Châu (An giang), gà Đòn (Đức Hòa, Long An), gà Ác (Long An)….
Nếu chúng ta tổ chức nuôi quy mô hơn, “bài bản” hơn, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được những đàn gà lớn hơn cung cấp cho nhu cầu xã hội.
TS. Võ Văn Sự
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất