Sau thời gian ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện người chăn nuôi gia cầm đã hồi phục sản xuất. Theo đó, thị trường gà giống ấm lại.
Qua cơn bĩ cực
Từ giữa năm 2021, các doanh nghiệp chuyên sản xuất gà giống thương phẩm trên địa bàn Bình Định gần như ngưng trệ hoạt động. Ở Bình Định có 2 doanh nghiệp sản xuất giống gà ta nức tiếng cả nước, đó là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (viết tắt là Công ty Minh Dư) ở huyện Tuy Phước và Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (viết tắt là Công ty Cao Khanh) ở huyện Phù Cát.
Đàn gà bố mẹ của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư. Ảnh: V.Đ.T.
Công ty Minh Dư có nhiều cơ sở sản xuất nằm ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước), xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) và xã Nhơn Tân (Thị xã An Nhơn) với quy mô diện tích trên 150 ha, có hệ thống chăn nuôi, ấp trứng theo công nghệ hiện đại Châu Âu. Bình quân mỗi năm, Công ty Minh Dư cung cấp ra thị trường khoảng 100 triệu con gà giống thương phẩm 1 ngày tuổi, chiếm khoảng 20% thị phần cả nước, vươn lên trở thành 1 trong 4 doanh nghiệp gà lông màu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu về giống gà thả vườn. Còn Công ty Cao Khanh hàng năm sản xuất, cung ứng cho thị trường khoảng 35 – 40 triệu con gà giống.
Ấy vậy mà trong giai đoạn từ giữa năm 2021, khi dịch Covid-19 hoành hành, khắp nơi áp dụng giãn cách xã hội, gà thịt không tiêu thụ được, đầu ra của gà giống cũng “tắc tị” theo, bởi không ai còn lòng dạ nào mua giống về thả nuôi trong khi thị trường “đóng băng”.
Theo ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty Cao Khanh, trong quãng thời gian ấy, sản lượng gà giống của công ty cung cấp ra thị trưởng giảm mạnh đến 90%. Giá gà giống vào thời điểm ấy cũng thấp tịt, chỉ 5.000 – 6.000 đ/con 1 ngày tuổi, tiền thu vào không đủ trả tiền vận chuyển. Sản phẩm không bán được, trong thời gian dài, hầu hết những doanh nhiệp sản xuất gà giống lớn, nhỏ ở Bình Định đều dừng hoạt động sản xuất.
Nhà máy ấp trứng của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư. Ảnh: V.Đ.T.
Qua Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, người chăn nuôi gia cầm trên cả nước phục hồi sản xuất mạnh mẽ. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ gà giống tăng cao, các doanh nghiệp chuyên sản xuất gà giống ở Bình Định phải hoạt động hết công suất để cung ứng cho thị trường.
Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, qua Tết, giá các loại gia súc, gia cầm ổn định. Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ trong dịp Tết đã “ngốn” hết số lượng heo và gà thịt nên giờ trở nên khan hiếm, nên người chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Bình Định đang tăng tốc tái đàn.
Giá gà thịt hiện đứng ở mức gần 50.000 đồng/kg, riêng gà thịt nuôi giống gà ta của 2 Công ty Minh Dư và Cao Khanh có giá 58.000 – 60.000 đồng/kg. Do đó, gà giống đang được tiêu thụ mạnh, giá lại tăng cao gấp đôi so với thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Hiện gà giống 1 ngày tuổi của Công ty Minh Dư và Công ty Cao Khanh có giá bán 12.000 đồng/con.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải sang) thăm cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư. Ảnh: V.Đ.T.
Sợ không đủ gà để bán
Đầu năm 2022, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, Sở NN-PTNT cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này đã đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty Minh Dư. Ông Lê Văn Dư, Giám đốc Công ty Minh Dư phấn khởi cho biết, tình hình sản xuất của Công ty đang phục hồi mạnh mẽ.
Hiện Công ty Minh dư đã nhận rất nhiều đơn hàng mua gà giống. Dù Công ty đang sở hữu tổng đàn gà giống đến 680.000 con, trong đó có 5.000 con gà cụ kỵ, 50.000 con gà ông bà và 625.000 con gà bố mẹ, mỗi năm sản xuất cả trăm triệu con gà giống nhưng ông Dư lo trong thời gian tới không cung cấp đủ con giống cho người chăn nuôi trên cả nước.
Theo giải thích của ông Lê Văn Dư, trong thời gian thị trường gà giống “đóng băng” do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất gà giống quy mô nhỏ không trụ được trước thua lỗ, nên phải dừng sản xuất. Bây giờ, khi chăn nuôi gia cầm phục hồi, những doanh nghiệp còn trụ được trong đại dịch hiện sản xuất gà giống không kịp để cung ứng cho nhu cầu của thị trường.
Gà thịt trên thị trường đang hút hàng. Ảnh: V.Đ.T.
“Năm 2021 là năm thảm hại của ngành sản xuất gà giống, thế nhưng công ty chúng tôi vẫn cố gắng duy trì và phát triển đàn gà ông bà, bố mẹ. Nhờ đó, khi thị trường gà giống ấm lại, chúng tôi tổ chức sản xuất hết công suất để cung ứng cho các đơn hàng mà công ty đã nhận. Hiện gà giống của công ty đang cháy hàng, giá cũng tốt dần”, ông Lê Văn Dư chia sẻ.
Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty Cao Khanh cho biết thêm: Hiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã dần hồi phục, mặc dù sản lượng cung ứng ra thị trường mới chỉ đạt 70% so với những năm trước đây, thế nhưng đây là tín hiệu vui sau thời gian dài bế tắc.
Hiện nay thị trường khắp cả nước đều có nhu cầu về gà thịt. Bởi, trong nửa sau của năm 2021 người chăn nuôi gia cầm các địa phương đều treo chuồng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến gà thịt không tiêu thụ được, thêm vào đó giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên không ai còn muốn nuôi. Qua Tết Nguyên đán Nhâm Dần, lượng gà thịt ít ỏi còn lại đã tiêu thụ hết, nên giờ thị trường khắp nơi đều hút hàng gà thịt. Đây là động lực lớn để người chăn nuôi tái đàn gà mạnh mẽ.
Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đang sản xuất hết công suất để kịp cung ứng cho nhu cầu gà giống của thị trường hiện nay. Ảnh: V.Đ.T.
Trong bối cảnh khởi sắc, Công ty Cao Khanh đẩy mạnh liên kết sản xuất gà thịt với các trang trại, gia trại trên cả nước với số lượng 500.000 con. Công ty Cao Khanh cung ứng cho các đối tác toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi trong suốt lứa nuôi. Hộ nhận nuôi gia công chỉ cần có chuồng trại và công chăm sóc. Trang trại ít nhất nhận nuôi khoảng 10.000 con, trang trại có cơ sở hạ tầng quy mô lớn hơn thì nhận nuôi từ 30.000 đến 50.000 con. Sau khi xuất bán lứa gà, trang trại nhận nuôi gia công được doanh nghiệp trả tiền công chăm sóc cộng với tiền thưởng nếu quản lý, chăm sóc chu đáo, đàn gà phát triển tốt.
Với phương thức nuôi gia công, người nuôi có thu nhập khá mà không lo về đầu ra. Nếu thị trường biến động xấu, doanh nghiệp dù lỗ nhưng người nuôi gia công vẫn được nhận tiền công như thỏa thuận ban đầu. So sánh với những hộ nuôi nhỏ lẻ, thu nhập của hộ nuôi gà gia công cho doanh nghiệp ổn định hơn.
Theo tính toán của người chăn nuôi, nếu nuôi gia công 10.000 con gà, chỉ cần 2 vợ chồng chăm sóc là đủ. Sau mỗi lứa nuôi, hộ nuôi gia công được doanh nghiệp trả công chăm sóc 120 triệu đồng, nếu có thêm tiền thưởng thì số tiền được nhận sẽ tăng lên 140 – 150 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí điện, nước khoảng 35%, số tiền còn lại chia đều từng tháng cho 2 vợ chồng, quy ra mỗi người cũng được hơn 10 triệu đồng/tháng.
Người chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn gà sau thời gian dài ngưng trệ sản xuất do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Ảnh: V.Đ.T.
“Hình thức đầu tư nuôi gia công doanh nghệp cần phải có tiềm lực kinh tế. Bởi, để đầu tư nuôi gia công 1 triệu con gà, doanh nghiệp cần phải có đến 120 tỷ đồng mới đủ vốn xoay vòng để duy trì lúc nào cũng có 1 triệu con gà trong chuồng. Các doanh nghiệp sản xuất gà giống như chúng tôi không sản xuất được thức ăn chăn nuôi, trong thời điểm giá thức ăn chăn nuôi đang ngất ngưởng nên giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh trên thị trường”, ông Cao Văn Khanh cho biết.
Vũ Đình Thung
Nguồn tin: Nongnghiep.vn
- chăn nuôi gia cầm li>
- thị trường gà giống li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất