[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nếu như con gà lông trắng hiện đã nằm trọn trong tay những doanh nghiệp FDI, thì con gà lông màu là “ mảnh đất” của các doanh nghiệp trong nước. Sự nổi trội của Dabaco, Lượng Huệ, Minh Dư gần đây về lĩnh vực sản xuất con giống gia cầm cho thấy, doanh nghiệp Việt hoàn toàn đủ sức tham gia vào sân chơi chung, nếu biết đầu tư đúng!
Ngành chăn nuôi gà lông màu nước ta phát triển mạnh nhờ công nghệ chọn tạo giống hiện đại
Áp dụng CNC: Điều tất yếu
Khoảng 5 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC). Đối với ngành chăn nuôi gia cầm lông màu, theo thống kê của cơ quan chuyên ngành, mỗi năm nước ta sản xuất ra khoảng 150 triệu con giống. Trong đó, riêng các doanh nghiệp Việt chiếm thị phần áp đảo. Một số doanh nghiệp nước ngoài như CP, Japfa cũng bắt tay vào làm gà lông màu nhưng chưa có tên tuổi, chưa đủ lớn trên thị trường. Có được thành quả như hiện tại là do các công ty đã chú trọng vào đầu tư công nghệ cao trong chọn tạo giống gia cầm.
Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, ngoài các cơ sở nghiên cứu chăn nuôi lớn như Viện Chăn nuôi, có nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư lĩnh vực này và bước đầu gặt hái những thành công: Gia cầm Minh Dư, Lượng Huệ, Dabaco, Phùng Dầu Sơn đã làm chủ công nghệ, chọn tạo ra những giống gia cầm riêng có của công ty mình, đưa ra thị phần lớn. Hiện nay, các công ty trong nước đang chiếm thị phần từ 80-90% gà lông màu.
Chia sẻ với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, bà Nguyễn Khánh Ly, đại diện Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ cho biết, trong thời buổi hội nhập toàn cầu, cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi, nhất là sản xuất giống gia cầm muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc phải áp dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật hiện đại. Tại Lượng Huệ, việc áp dụng công nghệ cao được thể hiện rõ trong việc chăn nuôi gà bố mẹ, khâu ấp nở gà con và tiêm vắc xin cho gà giống. Nhờ vậy, công ty giải quyết được bài toán nâng cao năng suất, chất lượng con giống, giảm sự can thiệp của công nhân trong chuồng trại và hạ giá thành sản phẩm. Tất cả nhằm làm lợi cho người chăn nuôi và bản thân doanh nghiệp.
CNC trong sản xuất gia cầm giống
Cũng theo bà Phạm Khánh Ly, hiện nay, trại gà bố mẹ của công ty Lượng Huệ có tổng đàn 250.000 con, với 19 phân khu chuồng nuôi trong khu sinh thái 9ha. Công ty chuyển dịch 40% đàn gà sang chăn nuôi theo công nghệ cao của Israel. Tất cả các khâu đều là tự động.
Trại sản xuất gà giống của Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ nhìn từ trên cao
Nếu như trước kia tại Lượng Huệ, một công nhân từ lúc nuôi được từ 2000-3000 gà, rồi lên tới mức 15.000 gà, nhưng hiện tại, 1 công nhân nuôi được 30.000-45.000 gà. Tất cả, là nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, từ việc xây dựng chuồng trại tới các thiết bị tự động bên trong. Nhiệt độ chuồng nuôi nhờ thấp hơn ở ngoài không khí từ 3-5 độ C, vào chuồng không có mùi hôi và thoáng, trưa hè công nhân có thể vào ngủ. Trong chuồng đều có điều khiển về quạt gió, độ ẩm bằng cảm biến nhiệt. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, lập tức cảm biến sẽ báo với bộ phận điểu khiển, điều chỉnh thêm một hoặc hai cái quạt nhằm cân bằng môi trường.
Việc cho gà ăn cũng dễ dàng vì Lượng Huệ áp dụng thiết bị tự động. Cám được đưa vào xilo và chuyển theo băng chuyền, có chế độ hẹn giờ, có định lượng, con gà này ăn bao nhiêu ngày tuổi thì bao nhiêu gam cám. Nhờ vậy, Lượng Huệ đã giảm công lao động đáng kể trong bối cảnh việc tìm lao động phổ thông ở Hải Phòng rất khó khăn.
Trong việc ấp nở con giống, trước kia, Lượng Huệ phải dùng máy ấp trứng theo kiểu đảo, mỗi công nhân phải đảo từ 2-3 máy là đã rất mệt, nhưng hiện nay chỉ cần 2-3 công nhân có thể điều khiển 150 máy ấp. Máy ấp trứng cũng được điều chỉnh theo nhiệt độ tự động, ổn định. Con giống vì thế cũng nở với tỷ lệ cao.
Đối với con giống, gà một ngày tuổi được tiêm 4 loại vắc xin đột phá từ Pháp. Vào năm 2014, khi Lượng Huệ áp dụng công nghệ này thì nhiều chuyên gia trong chăn nuôi nói đây là sự hoang đường. Thay vì 7 lần làm vắc-xin như thông thường, Công ty dùng máy tiêm tự động, chỉ việc đưa cổ con gà vào máy là máy tự động thực hiện, mỗi giờ có thể tiêm được từ 1500-2000 con. Ngoài ra, máy phun thuốc tự động cũng thực hiện được cho 60.000 con/giờ.
Còn với công ty giống gia cầm Minh Dư (Bình Định), công ty cũng áp dụng quy trình sản xuất khép kín với trang thiết bị sản xuất hiện đại. Quy mô sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến. Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ sư và công nhân có trình độ chuyên môn cao. Trong chuồng có hệ thống quạt hút. Công nghệ chăn nuôi được nghiên cứu ứng dụng từ các nước có nền chăn nuôi gia cầm phát triển. Thức ăn từ xilo tổng được bơm vào các xilo từng chuồng. Hệ thống thiết bị chăn nuôi gà bố mẹ tiêm vắc xin marek cho gà con 1 ngày tuổi.
Ngoài ra, chuồng nuôi, khu vực cách ly, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi phải được khử trùng và để trống ít nhất 3 tuần trước khi nhập gà. Phải thực hiện “cùng vào, cùng ra” một giống gà cùng độ tuổi trong một khu vực chuồng nuôi. Phải cho uống nước trước khi cho ăn trong mọi giai đoạn. Không khí trong chuồng nuôi phải được lưu thông thường xuyên nhưng vẫn phải đảm bảo ấm về mùa lạnh, mát về mùa nóng và độ ẩm phù hợp với từng giai đoạn.
Ở trung tâm giống gia cầm lớn nhất Việt Nam hiện nay là Dabaco, công ty đang nuôi 300.000 con. Các thiết bị chuồng trại trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, nhập từ hãng Big Duchman (Đức) như điều hòa nhiệt độ tự động, hệ thống cho ăn tự động… Ngoài ra, công nghệ ấp nở hiện đại cũng được nhập trực tiếp từ hãng Chick Master của Mỹ.
Bên cạnh đó, công ty còn nghiên cứu các bộ gen quý của giống gà cổ truyền Việt Nam và ứng dụng khoa học để tạo ra các bộ giống tốt. Năm 2010 được coi là cột mốc đáng nhớ đối với Dabaco. Cụ thể, công ty đã áp dụng thành công phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà. Trên 80% gà giống của công ty được sản xuất là thành quả của phương pháp này. Từ đàn gà bố mẹ trong chuồng lồng với phương pháp thụ tinh nhân tạo đã thể hiện ưu thế vượt trội so với chuồng nuôi trong sàn không áp dụng thụ tinh nhân tạo. Thức ăn tiêu tốn/con gà bố mẹ nuôi lồng giảm 10% so với nuôi gà do nuôi nhốt trong lồng gà không mất nhiều năng lượng cho quá trình vận động. Tỷ lệ chết giảm 0,5-2% so với nuôi nền do có thể phát hiện và điều trị kịp thời những con gà có dấu hiệu bệnh sớm hơn và môi trường cũng khô và sạch sẽ hơn. Điều quan trọng là trứng sạch nên giảm thiểu được hiện tượng truyền bệnh của bố mẹ sang gà con thương phẩm, gà con khỏe mạnh, giá thành giống giảm 10-14% so với nuôi nền, thụ tinh tự nhiên.
Những thành tựu đáng nể…
Cách đây vài năm, gà giống nhập lậu Trung Quốc tràn ngập sang Việt Nam bằng mọi cách, mọi đường , nhưng giờ tình trạng này không còn, chính là nhờ sự đóng góp rất lớn của các công ty giống gia cầm ở Việt Nam. Sản lượng giống gia cầm của công ty tăng lên đáng kể, các hộ, trang trại chăn nuôi gia cầm nhờ các giống chất lượng mà kinh tế khá giả.
Dabaco được coi là trung tâm sản xuất giống gà lông màu lớn nhất và chất lượng nhất của cả nước. Với thị phần ngày càng tăng, năm 2012, Dabaco tiêu thụ được 5.576.000 con. Năm 2016, số lượng gà giống của Dabaco đạt 18-30 triệu con, chiếm 10% thị trường giống của cả nước.
Còn đối với Lượng Huệ, năm 2016 đã sản xuất được 12 triệu con giống, dự kiến năm 2017 tăng 15 triệu (riêng về gà màu). Hiện nay Lượng Huệ đã cho ra nhiều giống gia cầm nổi trội như LH-003, LH-006, LH – 010, LH – 009, LH – 007, LH – 005, LH – 014, LH 002, LH 001 được nhiều bà con chăn nuôi đón nhận nhiệt tình. Con giống có tiêm vắc xin “4 trong 1” của Lượng Huệ đạt ưu thế vượt trội. 95% đàn gà không tái mắc các bệnh nguy hiểm: Marek, Gumboro, Dịch tả, Viêm đường hô hấp IB. Giảm 4 lần các hiện tượng phản ứng vacxine: stress, chết dồn, chết đè, què,…Tiết kiệm từ 50-80% tổn thất kinh tế do hao hụt trọng lượng gà. Giảm tối đa 5 lần nhân công làm vắc xin tại trại cho người chăn nuôi.
Hơn 25 năm đầu tư nghiên cứu, chọn tạo và phát triển; sản phẩm gà ta chọn lọc Minh Dư 1 ngày tuổi đã được chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong ba năm liên tiếp 2013, 2014 và 2015. Lần đầu tiên trong ngành gia cầm, cả 03 bộ giống MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.B Đ công ty được công nhận sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam 2016, riêng giống MD1.BĐ xếp hạng nhất trong top 10 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016. Năm 2017 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thương hiệu gà giống Minh Dư khi được Cục chăn nuôi công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới ngày 10/01/2017 cho các bộ giống MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ.
TÂM AN
- chăn nuôi gia cầm li>
- công nghệ cao li>
- gà lông màu li>
- sản xuất giống gà lông màu li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
giá gà con nuôi thương phẩm đợt này thê nao ac