Chăn nuôi Hà Nội năm 2022: Thách thức, cơ hội và giải pháp phát triển   - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi Hà Nội năm 2022: Thách thức, cơ hội và giải pháp phát triển  

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021 một năm đầy thách thức với ngành Chăn nuôi trước đại dịch Covid-19 song với sự cố gắng nỗ lực của các các ngành, sự chung tay góp sức của người chăn nuôi đàn gia súc gia cầm của Hà Nội vẫn duy trì phát triển cả về số lượng và chất lượng.

    Chăn nuôi gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội

     

    Thành phố hiên có 7.528 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ, bao gồm 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ. Về số lượng và chất lượng đàn trâu 27,5 nghìn con tăng 5,4% so với cùng kỳ, đàn bò 130,5 nghìn con, tăng 0,1%; đàn lợn 1,37 triệu con tăng 09%, đàn gia cầm là 39,9 triệu con, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Sản lượng trâu hơi xuất chuồng ước tính 1.871 tấn, tăng 6,2%; bò hơi 10.608 tấn, tăng 0,4%; lợn hơi 228,3 nghìn tấn, tăng 11,1%; gia cầm hơi 164,6 nghìn tấn, tăng 5,9%; sản lượng trứng gia cầm 2.564 triệu quả tăng 7,4%; sản lượng sữa bò tươi đạt 38,7 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

     

    Tuy vậy những thách thức lớn đặt ra cho ngành chăn nuôi Hà Nội năm 2022 

     

    Về thị trường sản phẩm chăn nuôi chắc chắn có nhiều biến động đáng kể, khó lường, năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 giá lợn hơi xuất chuồng biến động quá mạnh, dao động từ 40.000 – 75.000 đồng/ kg, đặc biệt có thời điểm xuống 30.000-35.000 đồng/kg do ảnh hưởng của giãn cách xã hội và dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại một số huyện.

     

    Thời gian tới khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn diến biến phức tạp cộng với Chiến sự ở Nga – Ukraina, Chính phủ cho mở cửa du lịch thì giá cả sản phẩm của lợn chắc chắn có nhiều biến động, người chăn nuôi rất khó lường trong việc nhập đàn, tái đàn xây dựng kế hoạch, quy mô sản xuất. Với sản phẩm gia cầm, hiện nay Hà Nội đã đáp ứng cơ bản đủ cho người dân Thủ đô sẽ không có biến động nhiều song giữa giá gà công nghiệp và giá gà lông màu cũng có những biến động khá mạnh, đã có thời điểm từ 15.000-25.000 đồng/kg, đặc biệt có những thời điểm giãn cách xã hội, giá gà trắng có lúc xuống dưới 15.000 đồng/kg; giá gà lông màu không có nhiều biến động bình quân dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.

     

     Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục nhiều biến động, đây sẽ là thách thức lớn nhất đối với ngành, vừa ảnh hưởng của Covid-19, vừa ảnh hưởng của xung đột chính trị giữa Nga – Ukraina thì chắc chắn việc nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam sẽ rất khó khăn. Năm qua giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng từ 20-40% tùy theo loại nguyên liệu dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tăng giá thức ăn chăn nuôi là giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước.

     

    Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và Container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi (trung bình chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường).

     

    Giá xăng dầu trên toàn cầu tăng mạnh trực tiếp ảnh hưởng đến việc lưu thông vận chuyển tất cả các mặt hàng liên quan đến chăn nuôi như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng chi phí đầu vào sẽ biến động khó lường.

     

    Dịch bệnh truyền nhiễm trên người (dịch Covid) và động vật (Dịch tả lợn châu Phi, LMLM, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trên trâu bò …) đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường; tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, làm phát sinh những biến động lớn của thị trường. Bệnh mới, chủng mới xuất hiện ngày càng nhanh, nhiều  (năm 2021 Hà Nội đã xuất hiện chủng mới Cúm A/H5N8) công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Khi chăn nuôi càng thâm canh, mật độ cao, nếu yếu tố an toàn sinh học không đảm bảo sẽ làm phát sinh các dịch bệnh, tình trạng kháng kháng sinh trên vật nuôi và cả con người sẽ gia tăng.

    Ngày càng xuất hiện nhiều bệnh mới nổi, biến chủng ở đàn vật nuôi

     

    Toàn cầu hóa về thị trường xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn các chuỗi cung ứng; cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng diễn ra căng thẳng khi Việt Nam là thành viên, đối tác tham gia 17 hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới; trong đó Hiệp định thế hệ mới (CPTPP; EVFTA),.. Yêu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng phải ngon hơn, an toàn thực phẩm cao hơn, giá thành sản xuất phải rẻ hơn mới tạo được lợi thế cạnh tranh. Hà Nội là Thành phố có số đầu gia súc gia cầm lớn, đứng tốp đầu cả nước cũng bị tác động trực tiếp, liên quan nhiều đền thị trường tiêu thụ.

     

     Biến đổi khí hậu tiếp tục làm gia tăng các loại hình khí hậu cực đoan, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là những vấn đề ngày càng phải quan tâm đối phó. Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có tốc độ đô thị hóa nhanh được dự báo là một những tỉnh, thành bị ảnh hưởng lớn nhất của quá trình biến đổi khí hậu; các hiện tượng thời tiết cực đoan như  bão, lũ lụt, giông lốc, lở đất vùng đồi gò, ven sông sẽ xảy ra và tác động đến hoạt động chăn nuôi.

     

    Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tạo ra những đột phá trong quản lý, quản trị và sản xuất với xu hướng và yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi số gắn với chăn nuôi công nghệ cao; các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiêp tuần hoàn, nông nghiệp số; đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Nếu ngành Chăn nuôi Hà Nội không đổi mới, tăng khả năng thích ứng và bắt kịp xu hướng phát triển thì mất cơ hội cạnh tranh, rất khó khôi phục, hội nhập. Mặc dù chăn nuôi lớn song Hà Nội hiện còn có nhiều trang trại chăn nuôi phát triển theo hướng tự phát, trong sản xuất các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết còn chưa nhiều, lượng sản xuất và quy mô còn nhỏ.

     

    Cơ hội

     

    Về Cơ hội năm 2022 đối với ngành Chăn nuôi sẽ là rất lớn, từ cuối tháng 3/2022 Việt Nam mở cửa du lịch, số lượng người đi du lịch trong nước cũng như khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh, đây chính là cơ hội lớn để việc sử dụng động vật, sản phẩm động vật tăng nhanh. Thời gian tới khi người dân đã được tiêm phòng vác xin Covid-19 đầy đủ các hoạt động trở lại trạng thái bình thường, học sinh, sinh viên trở lại trường học việc tiêu thụ sản phẩm động vật lớn. Việc du lịch mở cửa các nước hội nhập tiêu thụ lớn, ngành chăn nuôi cũng sẽ có hướng xuất khẩu thịt gia súc gia cầm. Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể lớn mở cửa sẽ là cơ hội lớn để tăng mạnh lượng tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật.

     

    Hà Nội hiện đã và đang có nhiều chính sách phát triển chăn nuôi đó là chính sách về hỗ trợ giống, phòng chống dịch bệnh, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đã và đang thực hiện tái cầu trúc ngành chăn nuôi là những cơ hội để các trang trại chăn nuôi đầu tư phát triển. Riêng với chăn nuôi bò sữa, bò thịt Thành phố đã ban hành kế hoạch phát triển giai đoạn 2022- 2025 và hiện nay mới đáp ứng khoảng trên 20 % còn đâu phải nhập từ các tỉnh và ngoài. Trải qua những khó khăn, biến động lớn về chăn nuôi những năm qua, chân nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm nhanh vì hiệu quả thấp tạo điều kiện tốt nhất để các trang trại chăn nuôi lớn, có liên kết có cơ hội phát triển.

     

     

    Chuyển đổi số với ngành Nông nghiệp, đây cũng chính là cơ hội rất lớn với ngành chăn nuôi trong năm 2022 nhằm nâng cao việc quản lý ngành, quản lý dữ liệu chăn nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang tập trung triển khai với các đơn vị chuyên ngành sớm đưa chuyển đổi số vào ngành Chăn nuôi để có bước chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới.

     

    Về các giải pháp

     

    Tập trung phát triển theo hướng sản xuất giống, thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quản lý giống vật nuôi theo Luật Chăn nuôi, tổ chức kiểm tra, đánh giá để tiếp tục nâng cao chất lượng giống. Tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo quy trình bảo đảm vệ sinh môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi tuần hoàn, theo chuỗi khép kín, chăn nuôi hữu cơ, thực hành chăn nuôi tốt.

     

    Xây dựng mô hình xây dựng mã định danh quốc gia cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gắn với chuyển đổi số. Triển khai các kênh theo dõi sát diễn biến về thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới.

     

    Tăng cường giám sát quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Phối hợp với các tổ chức khoa học, doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển sản xuất thức ăn cho gia súc ăn cỏ.

     

    Về môi trường và công nghệ chăn nuôi, tập trung thực hiện việc tổng hợp, cập nhật dữ liệu môi trường chăn nuôi 2022 về số trang trại lớn, vừa, nhỏ; nông hộ; xử lý chất thải; các loại công nghệ áp dụng. Tổng hợp dữ liệu, đôn đốc triển khai nội dung trong Luật Chăn nuôi và Thông tư 23 về điều kiện chăn nuôi, tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn; quy định mật độ; chính sách hỗ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi tại các quận (theo Nghị quyết 02 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố). Làm việc với các huyện chuẩn bị lên quận (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì) để rà soát hạn chế chăn nuôi. Khảo sát công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, công nghệ chuồng trại, đánh giá cho phù hợp với quy mô chăn nuôi trang trại, khoảng cách chăn nuôi.

     

    Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh thông qua việc giám sát dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh, Viêm da nổi cục, Dại …), tổ chức tốt việc tổng tấy uế môi trường để ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh nhất là đối với các bệnh mới, chủng mới (Cúm A/H5N8, A/H5N9 ….) đồng thời thực hiện tốt việc phòng chống nắng nóng; phòng, chống đói, rét… hạn chế thiệt hại, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão lụt và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất (dự báo năm 2022 diễn biến thời tiết khí hậu rất phức tạp, khó lường). Tổ chức xây dựng các vùng an toàn dịch, cơ sở an toàn dịch, tập trung ở các xã, vùng trọng điểm, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại.

     

    Phối hợp với với Cục Chăn nuôi để tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi hỗ trợ phục vụ công tác quản lý, thống kê, truy xuất nguồn gốc nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Tăng cường xây dựng liên kết dọc và liên kết ngang để tiếp cận vào chuỗi giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp, chủ động tiêu thụ sản phẩm và cân đối cung cầu. Tổ chức kết nối, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, công ty chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có.

     

    Về thị trường và lưu thông sản phẩm, đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi, phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Hỗ trợ vận chuyển lưu thông hàng hóa, không để phát sinh thủ tục kiểm tra không cần thiết làm ách tắc hàng hóa. Thực hiện và triển khai quyết liệt có hiệu quả các chính sách mà Thành phố đã phê duyệt về giống môi trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm, hội trợ./.

     

    Nguyễn Ngọc Sơn

    Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.