Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai (ảnh) về tình hình chăn nuôi của Đồng Nai năm 2018.
Ông có thể cho biết bức tranh tổng quan về ngành chăn nuôi của Đồng Nai năm 2018 vừa qua?
Trước thời kỳ khủng hoảng, Đồng Nai là có ngành chăn nuôi lớn nhất nước và chăn nuôi công nghiệp phát triển rất mạnh. Sau cuộc khủng hoảng 2016 – 2017 đến đầu năm 2018, chăn nuôi của tỉnh bị lỗ quá nặng, lỗ rất lớn tùy theo quy mô. Với những tháng đầu năm 2018 thì vẫn rất u ám và bắt đầu khởi sắc từ tháng 5/2018 tới nay. Tính thời điểm này, đàn heo của Đồng Nai đã tăng 500.000 con heo so với năm 2016-2017.
Còn đối với đàn gà của Đồng Nai, năm 2018 với điểm “son” đó là, công ty Kyo Unitek tiếp tục xuất khẩu thịt sang Nhật Bản.
Đàn vịt của Đồng Nai trong năm vừa qua cũng phát triển rất mạnh và được nuôi trên cạn. Có những hộ chăn nuôi công nghiệp cả trăm ngàn con vịt. Lí do, các nông dân trong thời kỳ heo khủng hoảng giá thấp thì nhiều nông dân chuyển sang nuôi vịt và cung ứng không chỉ cho TP. Hồ Chí Minh mà còn xuất khẩu sang Campuchia.
Năm 2018, con gà lông màu lên tới trên 5 triệu con và tương đối bão hòa vì người dân chăn nuôi từ lâu và giá cả cũng không cao nên chỉ ở mức độ nào đó. Còn các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp thì họ vẫn tiếp tục nuôi.
Còn tình hình dịch bệnh của Đồng Nai trong năm vừa qua ra sao, thưa ông?
Tại Đồng Nai, chủ yếu là chăn nuôi công nghiệp nên nhà chăn nuôi đã có kinh nghiệm trong việc khống chế các bệnh như tai xanh, giả dại, gần đây là bệnh Lở mồm long móng (LMLM), dù năm nay thời tiết tương đối khắc nghiệt… Thời gian gần đây, dịch LMLM bùng phát mạnh ở ngoài Bắc nhưng ở Đồng Nai tương đối yên ắng.
Hiện nay, nguồn cung vắc xin chất lượng tốt rất đầy đủ nên các bệnh LMLM không thể bùng phát lên thành dịch được. Còn với bệnh Dịch tả heo Châu Phi, đã bùng phát ở nhiều khu vực tại Trung Quốc nên Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo để giải đáp thắc mắc của bà con chăn nuôi. Qua đó, họ chủ động phòng dịch hiệu quả.
Sau tháng 4/2018, giá heo có lợi nhuận cho người chăn nuôi nhưng ông nhìn thấy những nguy cơ gì đối với thị trường trong năm 2019?
Đầu tháng 5/2018, giá heo vượt 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi bắt đầu có lời, tới tháng 10/2018, giá bắt đầu lên 10 thì giá heo tăng lên 56.000 – 57.000 đồng/ kg. Thị trường có nhiều thông tin cho rằng thiếu heo, nhưng thực tế chúng tôi thấy vẫn không thiếu. Ở đây, chỉ là một cách làm giá của đơn vị có lượng hàng đủ lớn.
Sở dĩ tôi có nhận xét như vậy, bởi lẽ thường xuyên theo dõi tổng đàn heo, tổng lượng heo về chợ đầu mối của TP Hồ Chí Minh. Thời điểm trước tháng 4/2018 (thời điểm heo rớt giá) đến sau tháng 5/2018 (heo sốt giá), lượng heo về chợ đầu mối Tân Xuân trung bình 5.000 con/ngày, sau đó về Vissan hay Bình Điền
Mặt khác, theo thống kê, đàn heo của Đồng nai năm 2016 là 1,7 triệu con, năm 2017 tăng lên 2 triệu con, đến tháng 4/2018 là 2,3 triệu còn nay trên 2,5 triệu. Như vậy, đàn heo luôn tăng thì không có thiếu heo.
Tại các chợ đầu mối, nếu heo về 5500 con thì ế ngay, cho dù giá heo lên hay xuống thì nếu giá heo lên hay xuống thì chỉ tầm đó là đủ heo cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Nếu có thiếu chỉ thiếu cục bộ ở tỉnh thành nào đó thôi, còn ở Đồng Nai hay Bình Dương, Đông Nam Bộ thì không hề thiếu, bởi các trang trại lớn họ vẫn tiếp tục duy trì đàn và công ty tiếp tục tăng đàn nên lượng heo không thiếu mà thậm chí còn thừa.
Hiện toàn tỉnh có 1.759 trang trại chăn nuôi heo, chiếm gần 94% so với tổng đàn, trong khi năm 2017 tỷ lệ này chỉ khoảng 75%
Qua khủng hoảng thừa và sốt giá lợn vừa qua, ông thấy có những bài học gì đối với Nhà quản lý, người chăn nuôi?
Đây là bài học thương đau với người chăn nuôi chăn nuôi chỉ thấy được lợi nhuận mà không thấy nguồn vốn dự trữ, để khi có lỡ xảy ra khủng hoảng thì có vốn để chống cự. Tại Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc, hầu như hộ nuôi heo có lời thì tiếp tục xây chuồng trại, lại đổ vào con heo, nuôi nhiều và xảy ra khủng hoảng. Ai cũng nghĩ nó sẽ giữ giá cao như thế này thì có lời nhưng thực chất không có lời mãi. Đây là bài học “liệu cơm gắp mắm”. Khả năng của gia đình nuôi 50 nái – 500 heo thịt nhưng lại vay vốn về chăn nuôi tiếp và luôn tính là sẽ có lợi nhuận, mà chưa biết đằng sau đó là dịch bệnh, giá cả.
Người chăn nuôi không quyết định được giá bán của mình, mà là do thị trường. Họ chỉ có thể khống chế dịch bệnh, kỹ thuật, vì vậy cần thận trọng hơn và nắm bắt rõ thị trường để có thể duy trì hoạt động chăn nuôi.
Cơ quan chức năng chưa nắm bắt hết con số cụ thể của đàn lợn trong cả nước, cũng như việc quy hoạch chưa ổn. Họ cũng đang rút kinh nghiệm và nắm lại tổng đàn của cả nước và quản lý từng địa phương để lên quy hoạch cụ thể như nước ngoài. Cùng với đó, các cơ quan cũng mở ra phương hướng để giúp doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ; mục đích là giúp sản phẩm của chăn nuôi có thể tiêu thụ được một cách tốt nhất, tránh tình trạng lâu lâu lại giải cứu; hoặc lâu lâu lại nghe những tin thịt bẩn, mất an toàn, giảm lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sản xuất ra. Mà rồi sau đó, sản phẩm nước ngoài nhập khẩu chưa chắc đã an toàn hơn Việt Nam, còn người tiêu dùng thì luôn nghĩ sản phẩm nước ngoài an toàn hơn của Việt Nam.
Người chăn nuôi cần có bài học kinh nghiệm để người tiêu dùng trong nước an tâm, tin tưởng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Năm 2018, ông có thể cho biết một số việc làm cụ thể của Hiệp hội trong năm vừa qua?
Năm 2018, Hiệp Hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức 10 hội thảo về kỹ thuật giống, thức ăn, môi trường trong chăn nuôi cho các hội viên và người chăn nuôi trong tỉnh.
Đặc biệt, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã chủ động phòng chống các dịch bệnh cho người chăn nuôi, thí dụ tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi của các trang trại; Thời gian gần đây, khi bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra trên thế giới, Hiệp hội đã tổ chức 3 hội thảo: ở tỉnh và ở hai huyện Thống Nhất, Trảng Bom để bà con nắm bắt rõ đặc điểm của bệnh, tránh hoang mang, cũng như được các chuyên gia giải đáp rõ những khúc mắc, hướng giải quyết trong chăn nuôi. Hoặc khi có bệnh Lở mồm long móng xảy ra, Hiệp hội đã có những khuyến cáo cho bà con chăn nuôi, nếu bệnh xảy ra thì kỹ thuật xử lí như nào để thiệt hại thấp nhất.
Phương hướng hoạt động của Hiệp hội năm 2019 là gì thưa ông?
Năm 2019, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tiếp tục duy trì cửa hàng giới thiệu các nông sản bao gồm thịt mát, thịt an toàn, rau quả trong chuỗi của Hiệp hội. Cùng với đó, Hội sẽ cố gắng xây dựng bản tin về chăn nuôi heo công nghiệp phát trên VTC16. Chương trình sẽ mời các chuyên gia của trường Đại học Nông lâm, của các công ty lớn với mục đích phổ biến Khoa học kĩ thuật chăn nuôi heo. Cùng với Hiệp hội sẽ xây dựng trang Zalo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai để cung cấp các thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường thường xuyên đến bà con trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, Hiệp hội tiếp tục kết hợp công ty tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn về giống, thú y, thiết bị chăn nuôi, cung cấp khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Phương Hà (thực hiện)
Ngành nuôi heo Đồng Nai hiện đang chuyển đổi mạnh sang hướng nuôi công nghiệp, trang trại lớn thay cho chăn nuôi hộ nhỏ lẻ. Hiện toàn tỉnh có 1.759 trang trại chăn nuôi heo, chiếm gần 94% so với tổng đàn, trong khi năm 2017 tỷ lệ này chỉ khoảng 75%. Trong đó, có 670 trang trại hoạt động trong vùng quy hoạch. Như vậy, Đồng Nai thuộc tốp đầu cả nước về chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp, trang trại vì mức bình quân nuôi heo trang trại cả nước chỉ đạt khoảng 70%. Tính đến nay, tổng đàn heo của tỉnh đã đạt khoảng 2,5 triệu con.
- heo đồng nai li>
- ngành chăn nuôi heo li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Có việc Cho em Xin làm với e làm heo 7nam rồi
Anh dì oi cho A Xin làm với 0912408249