[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, các tiến bộ kỹ thuật về giống lợn đã được công nhận trong thời gian qua: Lợn đực cuối cùng F1 (Pi×D); lợn giống Pietrain kháng stress và các tổ hợp lai MC×Pi, MC×LW đã đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất. Giống lợn và các tổ hợp lai này đã được chuyển giao vào sản xuất, đặc biệt là những tỉnh miền núi phía Bắc. Lợn đực Pietrain kháng stress được sử dụng trong các tổ hợp lai tạo lợn đực cuối cùng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn. Lợn đực F1 (Pi×D) thích hợp với nhu cầu sản xuất chăn nuôi tại nhiều vùng, miền trong cả nước, được phối với nái nền tại địa phương tạo con lai có năng suất cao.
Các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain… đã được chọn lọc, thích nghi nuôi ở Việt Nam từ nhiều năm trước đây, nhưng chủ yếu là cấp bố mẹ và thương phẩm, cấp ông bà rất ít. Gần đây, các cấp giống cụ kỵ (GGP), ông bà (GP) đã được đầu tư, phát triển nhưng chủ yếu ở 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Gần đây, các giống lợn cao sản đã được nhập về nuôi tại Việt Nam như giống lợn của Đan Mạch (có số con cai sữa/nái/năm đạt 32-35 con), Ca-na-đa, Pháp…
Hệ thống chăn nuôi lợn 4 cấp: Cụ kỵ (GGP) – ông bà (GP) – bố mẹ (PS)- thương phẩm (C): Xu hướng chăn nuôi theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu giống – nuôi dưỡng – chế biến – thị trường; từ 1 trại cụ kỵ (GGP) thường có 5-6 giống gốc ban đầu, theo phả hệ ghép đôi giao phối, nhân tiếp ra 5-7 trại giống lợn cấp ông bà (GP) – và tiếp theo nhân giống sang cấp giống bố mẹ (PS) có 60-80 trại. Trại lợn để nuôi thịt thương phẩm (250-300 trại) là cấp cuối cùng đang hình thành và phát triển nhanh. Hoặc trong trường hợp sản xuất ổn định thì nơi nái GGP thường duy trì mức 10% lợn nái PS. Lợn thịt thương phẩm của hệ thống chăn nuôi này có đặc điểm là chất lượng đồng nhất, tích hợp tối ưu công thức lai 4-5 máu từ giống cụ kỵ (GGP) ban đầu.
Hiện nay ở Việt Nam đãm có khoảng 5 chuỗi sản xuất theo mô hình 4 cấp quy mô 0,5; 1,5; 2,0 triệu lợn thịt hàng hóa/chuỗi đang hoạt động ở nước ta (C.P có 2 chuỗi; Japfa, San Miguel, Guyomarc’h mỗi Công ty có 1 chuỗi). Với 1 công thức theo chuỗi 4 cấp như vậy sẽ có 300-400 hộ nông dân tham gia chuỗi chăn nuôi. Quy mô nuôi lợn nái bố mẹ PS: 100; 200; 600; 1200; 1800 lợn nái/trại. Trong đó, các trang trại gia công có quy mô lớn từ 600; 1200; 2400 nái/trại. Các trại lợn nuôi thịt có quy mô 200; 600; 1200; 3000; 6000; 10.000 con lợn thịt/trại. Trong đó trại nuôi gia công thường lớn hơn với 1200; 3000; 6000; 10.000 lợn thịt/trại.
Đây là chuỗi 4 cấp sản xuất thịt lợn cho hiệu quả tốt nhất, hiện tại sản xuất ra khoảng 4 triệu lợn thịt/năm, chiếm khoảng 12% thị trường thịt lợn của cả nước (năm 2012). Các con cái cấp bố mẹ (PS) của hệ thống sản xuất này cho số con sau cai sữa 20-23 con/nái/năm, lợn thịt tiêu tốn 2,5-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Chăn nuôi lợn 3 cấp: ông bà (GP) – bố mẹ (PS) – thương phẩm (C ): Hiện nay do khả năng tài chính và năng lực quản lý của nhiều trại yếu, nên các trang trại, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu giống ông bà từ nước ngoài về sản xuất ra lợn bố mẹ để bán cho các hộ chăn nuôi khác về sản xuất lợn giống thương phẩm. Chăn nuôi lợn 3 cấp này không trực tiếp quản lý theo chuỗi giá trị 3 cấp. Quy mô thị trường loại hình này khoảng 7.5 triệu con lợn thịt thương phẩm (hơn 0,7 triệu tấn thịt), chiếm 22% thị trường thịt lợn. Các con nái (PS) loại hình này sản xuất lơn thịt sinh sản sau cai sữa đạt 17-20 con nái/năm/năm; lợn thịt tiêu tốn 2,6-2,8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể.
Về công nghệ chúng ta đã nghiên cứu, lai tạo, lựa chọn công thức lai có ưu thế lai cao; nghiên cứu gen giống lợn có tỷ lệ nạc cao, gen gây sốc Halothane khi vận chuyển để chọn lọc giống; thích nghi, chọn lọc, nhân thuần giống nhập nội; áp dụng phương pháp nhân giống hình tháp 4 cấp cụ kỵ (GGP) – ông bà (GP) – bố mẹ (PS) – thương phẩm (C ) hoặc ba cấp giống để khai thác tối đa ưu thế lai đã được phổ biến tương đối ở Việt Nam.
Tuy nhiên, giống lợn được quản lý theo sơ đồ giống hình tháp 4 cấp cụ kỵ – ông bà – bố mẹ – thương phẩm theo chuỗi để khai thác tối đa ưu thế lai mới được áp dụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt.
C.N
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất