[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là nhận định của ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi trong phiên hội thảo trực tuyến Chăn nuôi heo 2022, với chủ đề “Chuỗi hội thảo trực tuyến: Các giải pháp và công nghệ ưu việt cho ngành chăn nuôi lợn”, diễn ra vào ngày 19-20/01/2022, do công ty Informa Markets – Ban tổ chức Triển lãm Vietstock tổ chức.
Ngành chăn nuôi đã và tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào nền an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với mức đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp.
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đã gặt hái được nhiều kết quả như nâng cao sức sản xuất, hội nhập mạnh trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Năm 2021, tổng đàn lợn của Việt Nam đạt khoảng 28,1 triệu con, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 6 trên toàn thế giới. Đàn gia cầm xấp xỉ 530 triệu con, đứng thứ 10 châu Á và xếp vị trí 31 trên thế giới. Đàn trâu đạt khoảng 2,3 triệu con; đàn bò đạt 6,5 triệu con, trong đó bò sữa khoảng 357 nghìn con; đàn dê cừu khoảng 2,8 triệu con.
Theo báo cáo số liệu từ Cục Chăn nuôi, trong 10 năm qua, đàn lợn của Việt Nam có nhiều biến dộng. Từ năm 2011-2021, tổng đàn lợn có sự tăng trưởng 3,4%. Có thể thấy, năm 2019, ngành chăn nuôi lợn nước ta có sự sụt giảm tổng đàn nghiêm trọng, xuống còn khoảng 22 triệu con, do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi. Năm 2016, là năm chăn nuôi đỉnh cao khi tổng đàn lợn đạt 29 triệu con.
Diễn biến tổng đàn lợn Việt Nam trong 10 năm (2011-2021) – Nguồn: Cục Chăn nuôi
Trong giai đoạn 2011-2021, sản lượng thịt lợn cũng như sản lượng thịt hơi đều có sự tăng trưởng. Đối với sản lượng thịt lợn năm 2021 đạt 4,1 triệu tấn, chiếm 61% trong tổng số sản lượng thịt. So sánh với năm 2011, sản lượng thịt hơi năm 2021 đã tăng 34,9%.
Sản lượng thịt lợn hơi Việt Nam trong 10 năm qua (giai đoạn 2011-2021) – Nguồn: Cục Chăn nuôi
Hiện nay, khu vực Trung Du miền núi phía Bắc đang có tổng đàn lợn cao nhất cả nước, chiếm 26%; Đồng bằng sông Hồng chiếm 21%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 20%. Trong đó, 9 tỉnh có tổng đàn lợn lớn nhất cả nước năm 2021 (dao động trên 800.000 con trở lên), lần lượt là: Đồng Nai, Bình Phước, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Định, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắk, Bình Dương. Xét về mức độ thâm canh, chăn nuôi lợn tập trung tại hai vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực chăn nuôi năng suất cao, khối lượng giết mổ lớn.
Phân bố đàn lợn của Việt Nam – Nguồn: Cục Chăn nuôi
Chăn nuôi Việt Nam được đánh giá phát triển với tốc độ tương đối cao, góp phần quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Đối với sản xuất con giống và sản xuất thức ăn công nghiệp luôn được các doanh nghiệp và người chăn nuôi quan tâm. Phần lớn các giống vật nuôi năng suất cao trên thế giới đã có mặt và được chăn nuôi tại Việt Nam. Do vậy, năng suất chăn nuôi đã tăng lên 20% trong 10 năm qua. Trong giai đoạn 2010-2021, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần, từ 4 triệu tấn lên 6,7 triệu tấn; Trứng tăng 2,7 lần, từ 6,4 tỷ quả lên 17,6 tỷ quả; Sữa tươi tăng 4 lần, từ 0,3 triệu tấn lên 1,2 triệu tấn; Thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần, từ 10,5 triệu tấn lên 21,5 triệu tấn.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Sản phẩm chăn nuôi Việt Nam không chỉ đáp ứng thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, mà còn đáp ứng một phần cho xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu phải kể đến như thịt lợn choai, thịt lợn sữa, thịt gia cầm, sản phẩm trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa…Những mặt hàng này đem lại giá trị lớn cho nền kinh tế nước ta”.
Bên cạnh đó, ông Dương Tất Thắng cũng cho rằng, với chính sách mở cửa, Việt Nam đã tạo môi trường đầu tư và điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới tới đầu tư, phát triển kinh doanh chăn nuôi tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn như Tập đoàn TH, Masan, Dabaco, Hùng Nhơn, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát, Mavin…và nhiều doanh nghiệp nước ngoài như C.P Việt Nam, De Heus, Japfa, Cargill, CJ, New Hope… đã đầu tư vào phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp định hướng sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.
“Thể chế ngành chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện và tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển. Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch mạnh cơ cấu và quy mô, góp phần chuyển đổi cơ cấu, kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Dư địa của ngành chăn nuôi là rất lớn. Hệ sinh thái chăn nuôi, bao gồm sản xuất con giống, TACN, cơ sở chăn nuôi gồm trang trại và nông hộ, giết mổ, chế biến thương mại sản phẩm đang dần hình thành và phát triển sang một giai đoạn mới vừa sức hơn, mãnh liệt hơn, thông qua hình thức đổi mới, tổ chức liên kết sản xuất trong nước”, Cục trưởng Dương Tất Thắng cho hay.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế nhất định. Thu nhập của người chăn nuôi không được cải thiện. Tổ chức sản xuất thiếu tính liên kết giữa sản xuất với thị trường, khâu quản lý trong sản xuất còn yếu kém. Nguyên nhân có thể thấy là do tỷ lệ chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam vẫn chiếm đa số, năng suất sản xuất chưa cao, đặc biệt là khu vực nông hộ và trang trại nhỏ. Tính đến năm 2021, cả nước mới có 1.100 liên kết chăn nuôi, tổ hợp tác, nhóm hộ. Trong đó, chỉ có 5% số chuỗi liên kết áp dụng các giải pháp, truy xuất nguồn gốc. Liên kết chuỗi còn lỏng lẻo, dễ đổ vỡ khi có biến động dịch bệnh và thị trường.
Ngành chăn nuôi còn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất TACN. Năm 2021, nước ta nhập khẩu trên 19 triệu tấn nguyên liệu thức ăn.
Ông Dương Tất Thắng cũng chỉ ra 4 thách thức lớn mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2022. Cụ thể là:
- Toàn cầu hóa về thị trường, xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn đến các chuỗi cung ứng, cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng diễn ra căng thẳng, khi Việt Nam là thành viên, đối tác tham gia với 7 Hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới. Trong đó, Hiệp định thế hệ mới CPTPP, EVFTA… yêu cầu sản phẩm chăn nuôi phải nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm hơn, giá thành sản xuất rẻ hơn mới có được lợi thế trong cạnh tranh.
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình khí hậu cực đoan, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là sự ô nhiễm từ chăn nuôi sẽ tăng cao ở những mô hình chăn nuôi quy mô lớn, nhưng yếu kém trong khâu xử lý chất thải. Việt Nam là quốc gia được dự báo chịu ảnh hưởng lớn nhất của quá trình biến đổi khí hậu.
- Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người như Covid-19, cũng như dịch bệnh trên động vật như Dịch tả lợn châu Phi, LMLM… đã và đang diễn biến khá phức tạp, có tác động lớn đến chuỗi cung ứng trong nước, cũng như toàn cầu. Phát sinh những biến động lớn về thị trường. Ngoài ra, khi chăn nuôi theo hướng thâm canh, mật độ cao, nếu các yếu tố an toàn sinh học không được đảm bảo sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh, kháng kháng sinh sẽ gia tăng.
- Cách mạng khoa học 4.0 dự báo sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong việc quản lý. Xu hướng số hóa, chuyển đổi số gắn với chăn nuôi công nghệ cao, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số sẽ phát triển mạnh.
Với những khó khăn, thách thức này buộc ngành chăn nuôi Việt Nam cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, bắt kịp xu hướng, nếu không sẽ rất khó phát triển và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Phạm Huệ
Về hội thảo trực tuyến chăn nuôi heo 2022
Kính mời quý độc giả quan tâm có thể theo dõi tại link sau: https://www.youtube.com/watch?v=jcy8AnmIGXo
- chăn nuôi 2022 li>
- thách thức ngánh chăn nuôi li>
- cơ hội ngành chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất