Chăn nuôi nhỏ lẻ sau “bão giá lợn”: Sẽ đi về đâu? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi nhỏ lẻ sau “bão giá lợn”: Sẽ đi về đâu?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá lợn hơi đã chững lại sau thông tin mưa bão ở Trung Quốc. Thế nhưng, vẫn còn đó những đợt “bão ngầm” khác là sức ép từ các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài, buộc nông hộ phải biết cách sống chung.

    Chăn nuôi nhỏ lẻ sau “bão giá lợn”: Sẽ đi về đâu?Chăn nuôi nhỏ lẻ tìm cách chủ động thức ăn, liên kết để tiếp tục gắn bó với chăn nuôi

     

    Doanh nghiệp “nâng lên hạ xuống” theo ý đồ?

     

    Nếu đợt giảm giá hồi tháng 4, mọi con mắt đổ dồn về phía doanh nghiệp chế biến thịt lợn, thì đợt tăng giá vừa qua, câu hỏi còn đọng lại là các doanh nghiệp FDI có chi phối giá thị trường?

     

    Những người chăn nuôi cho rằng lượng lợn thiếu hụt cục bộ ở một số nơi không thể gây ra cơn sốt tăng, giảm chóng vánh như vừa qua. Mưa bão ở Trung Quốc chỉ có tính nhất thời, lượng lợn xuất đi không đáng kể.

     

    “Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp chăn nuôi lớn có “mượn gió bẻ măng”, góp phần tạo ra cơn sốt ảo? Quy trình này đã lặp lại nhiều năm nay”, ông Nguyễn Vinh Quang (hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai) nói.

     

    Theo ông Quang giải thích, khi thị trường nhích giá, các doanh nghiệp sẽ tuồn lợn ra để chớp thời cơ bán giá cao. Giá lên đến ngưỡng nào đó thì họ ngừng để kiềm hãm bớt cơn sốt giá.

     

    “Khi giá thị trường giảm sâu, giảm lâu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa hàng ra, khiến cung vượt cầu, giá không nhích lên được. Khi lỗ vốn quá nhiều, nông dân phải giảm đàn hoặc treo chuồng. Trong lúc đó, doanh nghiệp vẫn tái đàn đều đặn”, ông Quang tiếp lời.

     

    Sau đó, doanh nghiệp sẽ ngắt hết các nguồn cung cấp ra thị trường để làm biến động giả, đẩy giá lên. Qua tháng sau, “mấy ông lớn” này lại lại thay đổi giá bán ra theo kiểu “té nước theo mưa”. Từ đó, chính họ mới là người điều khiển thị trường chứ không phải chuyện bán sang Trung Quốc hay mưa bão. Chưa kể, những lúc giá cả biến động mạnh, những người bán không có hợp đồng tiêu thụ thì chấp nhận… chịu chết.

     

    “Các doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi lớn nên có thể ém hàng lại để thị trường khan hiếm giả tạo trong 1 – 2 tuần hoặc là xả ra ồ ạt khi thị trường nóng để giữ giá tạm ổn định. Đó là chiến lược kinh doanh, không hề vi phạm pháp luật”, ông Trần Hữu Trung – Tổ trưởng Tổ Chăn nuôi lợn VietGAHP ở xã Gia Tân 2 (Thống Nhất, Đồng Nai).

     

    Doanh nghiệp nói tại nông dân

     

    Trong khi nhiều hộ chăn nuôi bức xúc vì “mấy doanh nghiệp lớn” điều khiển thị trường thì ngược lại, một số doanh nghiệp FDI lại cho rằng, việc thị trường biến động cũng bắt nguồn từ chính người chăn nuôi.

     

    Trả lời báo chí trước đó, phía Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng việc giá lợn tăng giảm đột ngột có nguyên nhân từ tâm lý của người chăn nuôi. Khi giá tăng, nhiều người giữ đàn lại để chờ giá cao hơn nữa. Nguồn cung bị giảm ở một số thời điểm khiến giá lợn hơi liên tục bị đẩy lên. Đến một mức không thể tăng được nữa thì nông hộ mới ồ ạt bán ra khiến cho giá lợn hơi giảm xuống. Càng đua nhau bán thì giá càng xuống tiếp.

     

    Theo ông Lê Xuân Huy – Phó Tổng giám đốc C.P, việc “làm giá” của các doanh nghiệp lớn là rất khó xảy ra. Tổng số lượng lợn nuôi của C.P chỉ chiếm khoảng 5% tổng đàn lợn cả nước, khả năng điều tiết giá thị trường của doanh nghiệp là điều không thể. Thế nhưng ông Huy cũng thừa nhận, các thương lái, người chăn nuôi ở Đồng Nai vẫn thường lấy giá niêm yết của C.P làm cơ sở định giá lợn hơi.

     

    “Lợn nuôi của C.P được đảm bảo theo nhiều tiêu chí nên giá thành thường cao hơn so với thị trường khiến nhiều người cho rằng có sự thổi giá từ phía doanh nghiệp”, ông này nói.

     

    Còn theo ông Nguyễn Tấn Hậu – chủ trại lợn ở huyện Long Thành (Đồng Nai), khi thị trường xuống giá chung, các doanh nghiệp chăn nuôi chưa chắc lợi lộc nhiều vì chính họ cũng tiêu thụ sản phẩm của mình với giá thấp; trừ các đơn vị có ngành chế biến thực phẩm hoặc sản xuất cám đi liền để bù lỗ.

     

    Nhưng bù lại, các “ông lớn” này cũng đang thực hiện nghĩa vụ xã hội khi đang tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong các nhà máy, công xưởng, đem lại lợi ích khác về mặt vĩ mô mà nông dân không nhìn thấy ngoài thiệt hại của bản thân. Như thế mới cần sự liên kết các nông hộ, giữa các doanh nghiệp trong nước để đủ sức đối chọi, cạnh tranh với đối thủ lớn. Đây cũng là động lực của kinh tế.

     

    Nông hộ nhỏ lẻ bàn cách sống chung cùng “ông lớn”

     

    Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là giải pháp đang được nhiều tỉnh thành triển khai. Quá trình thực hiện tuy còn dang dở nhưng đây vẫn được coi là con đường hướng đến bền vững trong chăn nuôi.

     

    Cụ thể, bằng cách chủ động nguồn thức ăn, liên kết sản xuất sạch để đảm bảo lợi nhuận, nhiều nông hộ đang xoay trở để tiếp tục được gắn bó với nghề nuôi lợn.

     

    Không muốn phụ thuộc giá cả thị trường, ông Tư Hải (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã liên kết với Công ty C.P Việt Nam chăn nuôi theo hướng VietGAHP. Ông Hải cho rằng chăn cách nuôi truyền thống chứa nhiều rủi ro nhưng nguồn vốn đầu tư hệ thống chuồng trại khép kín khá tốn kém, không phải ai cũng kham nổi.

     

    Tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai), ông Trần Quang Mậu kể bản thân ngày trước cũng từng nuôi gia công cho công ty. Người nuôi không lo về thức ăn, con giống, dịch bệnh nhưng thực chất cũng chỉ là lấy công làm lời, còn khấu hao chi phí chuồng trại phải tự mình bỏ ra.

     

    Sau một thời gian, chuồng trại xuống cấp, bắt đầu ủ mầm bệnh thì công ty khó tái ký hợp đồng. Hoặc lúc thị trường được giá, nhiều người tiếc sao không tự nuôi cho chủ động. Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi Lifsap mà Đồng Nai đang thí điểm là lựa chọn tiếp theo của ông Mậu.

     

    Từng hộ thành viên sẽ liên kết lại trong một tổ để chăn nuôi theo quy trình được cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm soát. Tới nay, dù giá lợn sạch vẫn ngang bằng giá lợn trôi nổi ông Mậu vẫn quyết tâm theo đuổi vừa chờ đợi tín hiệu khả quan.

     

    “Muốn duy trì phải hạ giá thành sản xuất; truy xuất được nguồn gốc con lợn. Và quan trọng hơn hết là giá thu mua phải chênh lệch với giá lợn chưa được chứng nhận để nông dân yên tâm sản xuất”, ông nói.

     

    Theo ông phân tích việc đầu tiên là phải có kế hoạch cung cấp thức ăn với giá thành thấp, giảm bớt lệ thuộc vào giá cám của công ty. Khi tự trộn hoặc tận dụng được nguồn thực phẩm ngay tại địa phương như lúa, bắp, khoai mì thì chỉ cần mua thêm một số nguyên liệu phối trộn như bột cá, bột đậu nành hoặc protein tổng hợp.

     

    Cùng với việc nắm bắt kỹ thuật, đảm bảo tiêm phòng, an toàn dịch tễ, nông dân sẽ đảm bảo được số lượng xuất chuồng chứ không bệnh, chết giữa chừng làm hao hụt đầu con. Kèm theo đó là môi trường không ô nhiễm, không lây lan dịch bệnh. Người bán thịt cũng an tâm vì miếng thịt có lí lịch đường hoàng.

     

    Tìm đầu ra cho mình

     

    Ông Trần Đức Vang, hộ chăn nuôi ở huyện Long Khánh (Đồng Nai) thì nhấn mạnh đến việc người thu mua phải cùng chia sẻ lợi nhuận với người chăn nuôi. Khi giá lợn VietGAHP chênh lệch hợp lý giá lợn thường, người nuôi sẽ yên tâm sản xuất, thương lái sẽ có nguồn hàng ổn định, người tiêu dùng cũng an tâm.

     

    “Vấn đề của người nuôi đi liền bộ phận cung cấp nguyên liệu đầu vào, với thương lái là lực lượng quản lý thị trường và khâu giết mổ được kiểm soát. Đến tay người bán lẻ có đủ giấy tờ truy xuất. Khi khép kín được vòng tròn này thì không lo sợ thị trường bị phá bĩnh hay biến động bất thường”, ông Vang nói.

     

    Theo ông Phan Đức Minh, khi thương lái bán heo bẩn, bị xử phạt nhiều lần thì cũng phải đi tìm nguồn heo sạch. Lời ít mà chắc ăn còn hơn lỗ. Giá thu mua heo sạch mà nhỉnh hơn thì những người nuôi lem nhem cũng phải nghỉ do áp lực giá, không cần ai ép. Từ đó sẽ ổn định lại mức cung cấp ra thị trường.

     

    Đồng quan điểm, ông Trần Hữu Trung tổ trưởng tổ VietGAHP ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho rằng tâm lý người dân chỉ muốn giá ổn định, đảm bảo có lời dù ít. Để tránh rủi ro, nông hộ không cần nuôi nhiều mà chỉ cung cấp đủ số lượng đã ấn định, thêm phần ít để dự phòng. Những người không còn sức lao động ở xí nghiệp hoặc làm ruộng vẫn có thể ổn định cuộc sống từ việc nuôi mấy chục con lợn.

     

    Mục đích thí điểm là tạo vết dầu loang để người kế bên làm theo. Khi lợi nhuận đảm bảo, chỉ những người sống chết với nghề mới bắt buộc tuân thủ và bảo vệ công việc, không thể chụp giật, nay nuôi mai nghỉ. Nhà nước cũng dễ kiểm soát quản lý từ chất lượng đến số lượng thông qua hợp đồng.

     

    Khánh Chương

    Ông Nguyễn Bá Minh, chủ trại lợn ở huyện Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, cách chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông dân mang tính “đong gạo từng ngày” nên việc “ganh tỵ” cũng khó tránh khỏi. Doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư lớn nên khi thắng thì họ thắng lớn, chiếm ưu thế hơn trong cơ cấu kinh tế. Khi đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào là phải chấp nhận có trong cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé”, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ thua thiệt nếu không biết cách sống chung.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.